Hoặc chịu không nổi, hoặc cực chẳng đã, hoặc không thể không thấy, hoặc phải có việc để làm, hoặc... gì gì đó, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội) cho biết đang nghiên cứu cho xe bus thường và các phương tiện đi vào đường BRT ở một số khung giờ.

brt khong phai chi chua hop ly

Lượng hành khách sử dụng xe buýt nhanh BRT vẫn rất ít. Ảnh: A.C

Cụ thể, bus thường cùng lộ trình sẽ được đi vào đường BRT từ 4-23h, các phương tiện khác sẽ được sử dụng đường từ 23h đến 4h sáng hôm sau.

Phải nói, sáng kiến này chẳng có gì là sáng kiến, cũng không mới. Bởi từ tháng 4 năm ngoái, đích thân Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có ý kiến nghiên cứu để bus thường cũng như các phương tiện khác được đi vào làn riêng của bus nhanh, khi mà BRT một mình một đường là “chưa hợp lý”.

Mà không phải chỉ “chưa hợp lý”, từ khi BRT khai trương với một làn đường riêng, trục Láng Hạ- Lê Văn Lương- Tố Hữu trở thành nỗi khiếp đảm. Suốt sáng, suốt chiều ùn tắc. Ùn tắc kéo dài hàng km. Trong khi đó, cũng chưa có bất cứ số liệu nào cho thấy bus nhanh góp phần thay đổi thói quen đi lại bằng phương tiện công cộng của người dân, khi bản thân nó còn có quá nhiều bất cập.

Bất cập khi nó thiếu toàn bộ phương tiện kết nối để người dân có thể đến ga xe bus.

Bất cập, trong áp lực dồn lên tuyến huyết mạch quan trọng của thủ đô.

Sự “chia đường” bất đắc dĩ hôm nay có lẽ chỉ như một tất yếu. Tất yếu khi chiều rộng mặt đường không lớn phải dành riêng làn cho một phương tiện không hề hiệu quả hơn bus thường. .

Nó còn tất yếu cả ở sự thất bại của một phương thức đáng lẽ ra phải là “Đáp án” cho giao thông đô thị Hà Nội.

Có lẽ, bên cạnh việc “nghiên cứu” để các phương tiện khác được “đi chung” với BRT, Sở GTVT Hà Nội còn phải tính phương tiện kết nối, tính đến các khu vực trông giữ xe để tạo ra sự thuận lợi cho người dân đi xe bus nói chung và BRT nói riêng.

Giao thông công cộng là một ưu tiên. Điều đó đúng. Nhưng ưu tiên không có nghĩa là bất chấp điều kiện, bất chấp khả năng của hạ tầng để dành đường riêng, để dồn ùn tắc, áp lực và stress lên các phương tiện khác.

Xe bus nhanh là một trong những phương tiện vận tải tất yếu, nhưng để nó phát huy hiệu quả, để có thể nói đến một thành phố thông minh, trước hết nó phải hợp lý, chứ nếu chỉ là chuyện giải ngân bất chấp sự thất bại có thể nhìn thấy ngay cả khi chưa vận hành thì dẫu hàng triệu USD tiền thuế của dân đổ xuống, dẫu làn riêng, ưu tiên thì muôn đời vẫn phải đi chữa cháy mà thôi.

brt khong phai chi chua hop ly Nghiên cứu cho ôtô, xe máy đi vào đường buýt nhanh BRT

Các phương tiện có thể được di chuyển vào đường dành riêng cho BRT từ 23h đến 4h sáng hôm sau.

brt khong phai chi chua hop ly Hà Nội nghiên cứu cho ôtô, xe máy đi vào đường buýt nhanh BRT

Các phương tiện có thể được di chuyển vào đường dành riêng cho BRT từ 23h đến 4h sáng hôm sau.

Ngày đăng: 14:34 | 26/02/2018

/ https://laodong.vn