Hành động thẳng thắn nhận lỗi của ông Trần Tuấn Anh là bài học cho cán bộ, lãnh đạo, người thân, cấp dưới các bộ ngành khác.

Cần nhân rộng văn hóa xin lỗi

Ngày 8/1, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh lên tiếng nhận lỗi và gửi lời xin lỗi đặc biệt đến nhân dân, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đồng nghiệp trong ngành công thương về việc Văn phòng Bộ này dùng xe công vào đón người trong gia đình Bộ trưởng ở khu vực sân bay Nội bài ngày 4/1.

Đồng thời, ông coi đây là một bài học sâu sắc cho cá nhân, gia đình và Bộ Công thương. Lời xin lỗi của Bộ trưởng đã được nhiều người chia sẻ và cho rằng động thái nhận lỗi là rất dũng cảm, nên được thông cảm. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến khắt khe hơn mong mỏi, đã là Bộ trưởng, là người đứng đầu thì càng cần phải có cư xử quy phạm, đúng mực.

bo truong tran tuan anh xin loi dam nhin thang

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhận lỗi việc điều xe công đón người nhà.

Về phần mình, ĐBQH Hoàng Văn Cường cho rằng, động thái nhận sai và thẳng thắn xin lỗi của Bộ trưởng Bộ Công thương là rất đáng được hoan nghênh.

Theo ông Cường, trong cuộc sống và trong công việc không ai có thể khẳng định sẽ không mắc lỗi. Vấn đề nằm ở chỗ, người cán bộ, lãnh đạo khi mắc lỗi đã nhận ra và dám nhìn thẳng vào lỗi lầm.

Qua vụ việc, có thể bản thân Bộ trưởng đã nhìn ra việc điều xe công để đón người nhà trong khu vực sân bay là sai và việc này đã gây ảnh hưởng tới những người trên cùng chuyến bay, gây ảnh hưởng lớn tới dư luận xã hội và vì thế, ông đã lên tiếng nhận lỗi và xin lỗi.

Vị ĐBQH cho rằng, đây không chỉ là bài học sâu sắc với riêng cá nhân Bộ trưởng Bộ Công thương, mà còn là bài học cho những người liên quan, những cấp dưới có chức năng tham mưu, giúp việc cho Bộ trưởng trong quá trình sắp xếp, giúp Bộ trưởng giải quyết công việc chung.

Có nhiều trường hợp sai lầm là do cấp dưới hoặc do chính người nhà của lãnh đạo đã hành động một cách thiếu ý thức, gây ảnh hưởng tới hình ảnh, uy tín của chính người lãnh đạo.

"Rõ ràng, khi làm không tốt không thì ở hoàn cảnh nào, người phải chịu trách nhiệm, cũng như bị ảnh hưởng trước hết vẫn là Bộ trưởng, sau đó là cán bộ, viên chức, là tập thể Bộ Công thương" - ĐBQH Hoàng Văn Cường thẳng thắn..

Ông Cường tin rằng, hành động thẳng thắn nhận lỗi của ông Trần Tuấn Anh đã ngầm nhắc nhở bản thân, cấp dưới, cũng như gia đình, người thân càng ý thức hơn về việc phải giữ gìn hình ảnh, uy tín cho chính cá nhân Bộ trưởng, cho người thân, cho cấp trên của mình.

Theo đó, không nên vì những hành động bộc phát, vì những suy nghĩ giản đơn, vì mục đích cá nhân hoặc vì thiếu hiểu biết mà có những hành động, việc làm đặt người thân, lãnh đạo của mình vào thế khó.

Mặt khác, theo ông Cường, văn hóa nhận lỗi cần được nhân rộng sau vụ việc này.

Ông Cường nói rõ, đây không chỉ là bài học riêng đối với cá nhân Bộ trưởng Bộ Công thương, không chỉ là bài học với những người thân, cấp dưới, với tập thể cán bộ, công chức của ngành công thương mà còn là bài học cho tất cả người thân, cấp dưới của các bộ trưởng, lãnh đạo thuộc các bộ, ban ngành khác.

"Tôi tin sau vụ việc trên, mỗi người cán bộ, lãnh đạo, người thân, cấp dưới của lãnh đạo các bộ ngành đều đã rút ra được cho mình bài học và tự nhìn nhận được cách cư xử như thế nào cho đúng.

Càng là cán bộ, lãnh đạo đảm nhiệm các vị trí cao thì càng cần phải giữ gìn, phải cư xử cho chuẩn mực, phù hợp với văn hóa công vụ", ông Cường nhấn mạnh.

Chức vụ càng cao càng phải giữ gìn

Nhìn rộng hơn, vị đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng dù là một sự trùng hợp ngẫu nhiên thì đây cũng là một ví dụ điển hình cho thấy văn hóa ứng xử trong nền hành chính công vụ hiện đang có nhiều vấn đề cần phải quan tâm.

Ông Cường cho biết, đâu đó còn có cán bộ, lãnh đạo thích phô trương, khoe mẽ, thích thể hiện bản thân. Phải nhớ rằng, không phải cứ là cán bộ, lãnh đạo thì có thể vượt qua quy định chung, áp dụng với đại đa số người dân.

Về phía những người tham mưu, giúp việc cũng cần ý thức hơn về chức trách, nhiệm vụ của mình. Trách nhiệm của họ không phải chỉ chăm chăm "bán thân, cầu vinh", chỉ chạy theo những chiêu trò nịnh bợ lo lấy lòng sếp, lấy lòng người nhà sếp... để cuối cùng đẩy cấp trên của mình vào tình thế khó.

Đối với những người thân trong gia đình cán bộ, lãnh đạo cấp cao thì càng phải ý thức hơn trong việc giữ gìn hình ảnh cho chính người thân của mình.

"Bản thân những người lãnh đạo đang giữ các vị trí, trọng trách quan trọng trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước hàng ngày vẫn phải giải quyết hàng trăm công, nghìn việc, phải dồn tâm sức cho các kế sách phục vụ vận mệnh quốc gia, rất căng thẳng, áp lực.

Vì thế, đừng vì những lợi ích trước mắt, vì suy nghĩ giản đơn, vì mục đích cá nhân... mà khiến cho người lãnh đạo, người thân của mình phải chịu thêm áp lực, phải bị mang tai, mang tiếng chỉ vì những hành vi ứng xử nhỏ nhặt, không đáng có", ông Cường nhắc nhở.

bo truong tran tuan anh xin loi dam nhin thang Bộ trưởng Trần Tuấn Anh gửi thư xin lỗi: Dũng cảm nhưng...

Bà Lê Thu Ba cho rằng, Bộ trưởng xin lỗi là hành động dũng cảm, rất tốt nhưng cần có lời giải thích cho thỏa ...

bo truong tran tuan anh xin loi dam nhin thang Bộ trưởng Trần Tuấn Anh gửi thư xin lỗi tới toàn thể nhân dân

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh gửi thư xin lỗi đến nhân dân, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đồng nghiệp trong ...

Ngày đăng: 09:52 | 09/01/2019

/ http://baodatviet.vn