Ông Phùng Xuân Nhạ cho hay số lượng người Việt Nam đi du học mỗi năm rất lớn, số chi vào khoảng từ 3 tỷ đến 4 tỷ USD. 

Bộ trưởng nhận trách nhiệm về những yếu kém của ngành

Có 5 phút báo cáo trước Quốc hội trước khi bước vào phần hỏi - đáp, Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nói thời gian qua ngành giáo dục đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực rộng lớn, khó, cần thời gian mới phát huy được kết quả của đổi mới. Bản thân ngành cũng còn nhiều thiếu sót, nhiều vấn đề tồn tại, gây bức xúc trong dư luận. Với trách nhiệm người đứng đầu ngành, Bộ trưởng Nhạ xin chịu trách nhiệm về những việc chưa làm được và hứa thực hiện tốt hơn thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết đã có 63 đại biểu đăng ký chất vấn trưởng ngành giáo dục.

bo truong giao duc moi nam nguoi viet chi 4 ty usd di du hoc

Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Trường Phong

200.000 cử nhân thất nghiệp

Trong báo cáo gửi đến Quốc hội trước phiên chất vấn, Bộ Giáo dục Đào tạo thừa nhận, chất lượng đào tạo chưa cao, đặc biệt là đào tạo sau đại học, liên kết, liên thông… nên còn một lực lượng lao động trình độ đại học trong độ tuổi lao động. Cụ thể, số lao động trong độ tuổi lao động (15-60) có trình độ đại học không có việc làm là khoảng 200.000 người.

Bộ Giáo dục cho rằng, nếu tính trong tổng số hơn 5 triệu lao động trình độ đại học thuộc độ tuổi này thì tỷ lệ cử nhân thất nghiệp trên không quá lớn (năm 2017 tỷ lệ này khoảng từ gần 3% đến 4,5%), chủ yếu là làm việc không đúng ngành hoặc không muốn chấp nhận dịch chuyển đến nơi thiếu lao động.

"Đây cũng là tình trạng chung của hầu hết các nước trên thế giới", Bộ Giáo dục trần tình.

Mỗi năm người Việt chi 3-4 tỷ USD du học nước ngoài

Trả lời đại biểu Nguyễn Văn Thân về thực trạng ngày càng nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam chọn nước ngoài du học trong khi trong nước có nhiều trường tốt, Bộ trưởng Nhạ thừa nhận, đây là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Theo ông Nhạ, Nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, dành 20% ngân sách để đầu tư, cùng với đó còn có sự tham gia đóng góp của xã hội, doanh nghiệp rất lớn. Kinh nghiệm phát triển giáo dục của Hàn Quốc, Trung Quốc,... cũng có sự tham gia của các thành phần kinh tế vào phát triển giáo dục.

Cũng theo Bộ trưởng Nhạ, hàng năm số học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập, nghiên cứu ở dạng học bổng, không học bổng rất lớn với số chi vào khoảng 3-4 tỷ USD. Bộ đã tham mưu Chính phủ có chính sách khuyến khích xã hội hoá, hiện nhiều tập đoàn lớn đã đầu tư vào giáo dục theo chuẩn quốc tế.

Ngân sách Nhà nước tập trung cho giáo dục phổ cập, vùng khó khăn. Còn giáo dục chất lượng cao thì Nhà nước vẫn có trách nhiệm, nhưng rất trông đợi vào đầu tư của tư nhân với chương trình học tiên tiến, kiểm định chất lượng dạy, học ngay từ đầu. Giải pháp này, theo ông Nhạ sẽ tăng đóng góp của khu vực tư nhân trong giáo dục chất lượng cao, giảm áp lực cho Nhà nước.

bo truong giao duc moi nam nguoi viet chi 4 ty usd di du hoc Bộ trưởng GD&ĐT: 200.000 sinh viên thất nghiệp, tỷ lệ không quá lớn

“Tỷ lệ thất nghiệp trình độ đại học ở Việt Nam khoảng trên dưới 4%. Đây cũng là tình trạng chung của các nước trên ...

bo truong giao duc moi nam nguoi viet chi 4 ty usd di du hoc Bộ trưởng GD&ĐT: \'200.000 sinh viên thất nghiệp không lớn\'

“Tỷ lệ thất nghiệp trình độ đại học ở Việt Nam khoảng trên dưới 4%. Đây cũng là tình trạng chung của các nước trên ...

Ngày đăng: 08:52 | 06/06/2018

/ VnExpress