Hành vi gian lận thi cử thì không phải là mới và không phải đến 2018 này mới có mà có thể đã diễn ra từ thời gian trước.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trong phần trả lời chất vấn đại biểu tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 13/8.
Các thủ đoạn gian lận trong thi cử rất tinh vi
Cụ thể, đề cập việc kỳ thi THPT quốc gia đã xảy ra gian lận khiến công an phải vào cuộc, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đặt câu hỏi, đây là loại tội phạm gì, có phải mới không, những năm trước liệu có xảy ra không?
Nói về việc điều tra gian lận thi cử, Bộ trưởng Công an cho biết ngành đã khởi tối 3 vụ án về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với những người có chức trách quản lý bài thi của thi sinh.
“Đây là những thủ đoạn mới được phát hiện ra trong năm 2018 này, các thủ đoạn rất tinh vi. Tuy nhiên, hành vi gian lận thi cử thì không phải là mới và không phải đến 2018 này mới có mà có thể đã diễn ra từ thời gian trước.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Ảnh VPQH
Về phía Bộ Công an cũng kiểm tra giám sát các tổ chức tội phạm có liên quan, kể cả sử dụng biện pháp kỹ thuật. Ứng dụng khoa học công nghệ để phát hiện gian lận cũng là thách thức rất lớn.
Chúng tôi khảo sát các cháu điểm rất cao nhưng vào học với yêu cầu cao đã không học được. Để phòng chống được cần phải đưa ra quy trình quản lý từ khâu ra đề thi, chấm thi và tuyển sinh”, Bộ trưởng Công an đáp.
Theo Bộ trưởng Bộ Công an, để phòng chống những thủ đoạn này thì cần tiếp tục có sự phối hợp với Bộ Giáo dục để quản lý việc ra đề, chấm thi, công bố điểm…sao cho thành khâu phép kín để không thể can thiệp được, nhất là bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại. Đây cũng là thách thức rất lớn với các cơ quan bảo vệ pháp luật thời gian tới.
"Cần quy trình quản lý các khâu, để tránh sơ hở bị lợi dụng. Bộ có kiểm tra, giám sát tổ chức tội phạm liên quan, kể cả sử dụng biện pháp kỹ thuật", Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.
Không để để xảy ra vụ việc tương tự Vũ "nhôm"
Tại phiên chất vấn, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Ủy viên thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội) cũng đặt câu hỏi: Cử tri bức xúc trước vụ việc phạm tội có tổ chức liên quan đến một số tướng lĩnh, sỹ quan công an thời gian qua.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng. Ảnh VPQH
Vụ Vũ "nhôm" là vụ điển hình của việc cài cắm nhân cốt, từ đó lợi dụng chức vụ để phạm tội, trục lợi. Sau vụ việc này, Bộ có rà soát xem còn kiểu Vũ "nhôm" hay không và Bộ đã giải pháp nào để tránh tình trạng tiếp tục xuất hiện kiểu Vũ "nhôm" thời gian tới?.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm trả lời: "Vũ "nhôm" liên quan 5 vụ án đã khởi tố điều tra và đã đưa ra xét xử vụ thứ nhất liên quan tội Cố ý làm lộ bí mật nhà nước. Ngoài ra đã xử 2 tướng công an và xử lý một số nguyên lãnh đạo Bộ Công an vi phạm.
Đây là bài học lớn trong quản lý cán bộ, xử lý nghiệp vụ lợi dụng để hình thành tổ chức bình phong, tạo điều kiện thuận lợi để vi phạm. Đây là bài học rất đắt giá của lực lượng công an và chắc chắn không để các đối tượng, tổ chức, lực lượng lợi dụng để có hoạt động tội phạm.
Chúng tôi đã có giải pháp để không để để xảy ra vụ việc tương tự Vũ "nhôm".
Gian lận trong thi cử: Thí sinh bị hủy bài thi trong trường hợp nào?
Liên quan đến việc gian lận trong thi cử, luật sư cho rằng: “Trường hợp thí sinh không tác động gì vào bài thi thì ... |
Thi tuyển viên chức, thí sinh đỗ thành rớt: Chủ tịch huyện ở Cà Mau bị phê bình
Chủ tịch UBND huyện Thới Bình tổ chức thi tuyển viên chức nhưng để xảy ra sai sót, thí sinh đỗ thành rớt và có ... |
Ngày đăng: 11:07 | 14/08/2018
/ http://baodatviet.vn