Bộ trưởng, chủ tịch tỉnh phải bồi hoàn số kinh phí đã sử dụng vượt quá biên chế công chức được giao hoặc thực hiện không đúng.
Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo nghị định thay thế nghị định 21/2010 và nghị định 110/2015 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức từ nay đến ngày 7/2/2019.
Theo tờ trình của Bộ Nội vụ, sau hơn 9 năm thực hiện, nghị định về quản lý biên chế công chức đã bộc lộ một số bất cập và hạn chế. Trong đó nổi lên việc chưa quy định hình thức xử lý đối với người đứng đầu bộ, ngành, địa phương thực hiện không đúng quy định về quản lý biên chế công chức.
Vì vậy cần xây dựng nghị định mới để khắc phục những bất cập, hạn chế hiện nay.
Theo dự thảo, Bộ đề nghị bổ sung trách nhiệm của người đứng đầu bộ, ngành, địa phương thực hiện không đúng quy định về quản lý biên chế công chức. Cụ thể, người đứng đầu sẽ bị xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định của Đảng và pháp luật; đưa vào xem xét phân loại đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm.
Đồng thời, người đứng đầu phải bồi hoàn số kinh phí đã sử dụng vượt quá số biên chế công chức được giao hoặc thực hiện không đúng đối tượng, không đúng quy định về quản lý, sử dụng số biên chế công chức.
Ngoài ra, Bộ cũng đề nghị quy định trách nhiệm của bộ trưởng, quản lý ngành, lĩnh vực trong ban hành thông tư hướng dẫn xác định định mức biên chế công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện thuộc phạm vi quản lý ngành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ. Việc này nhằm phù hợp với thực tế và rõ trách nhiệm của bộ quản lý ngành.
Thời gian qua, dù đang thực hiện chủ trương tinh giản biên chế nhưng không ít nơi sử dụng biên chế vượt chỉ tiêu được giao.
Tại kỳ họp QH cuối năm 2017, báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016 cho thấy, có 11 địa phương sử dụng vượt 7.951 biên chế so với số biên chế công chức được Bộ giao.
Đó là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An.
Tuy nhiên, điều khiến nhiều ĐBQH băn khoăn là trách nhiệm của người đứng đầu trong việc sử dụng vượt biên chế như thế nào vẫn còn bỏ ngỏ.
Tinh giản biên chế: Những nghịch lý cần hóa giải
Số người hưởng lương và các chế độ từ ngân sách của Việt Nam quá lớn trong khi hiệu suất công việc của cán bộ ... |
Quá trình tinh giản biên chế đang đi ngược?
Giữ và thu hút nhân tài trong tổ chức sau tinh giản biên chế là điều rất khó. |
Hà Nội chi 63,5 tỷ tinh giảm 695 người
(Tin tức thời sự) - Hà Nội báo cáo giảm được 80 biên chế, trong đó có 72 người hưởng chính sách về hưu trước ... |
Nga biên chế thêm tàu tên lửa cho Hạm đội Biển Đen
Hai tàu chiến trang bị tên lửa Kalibr sẽ được biên chế cho Hạm đội Biển Đen Nga trong bối cảnh căng thẳng với Ukraine ... |
Ngày đăng: 10:27 | 10/12/2018
/