Việc bãi bỏ sổ hộ khẩu, chứng minh dân dân là một hình thức đơn giản hóa lĩnh vực hành chính trong quản lý cư dân. Tuy nhiên, không phải thay đổi về cơ chế, chính sách người địa phương đã có qui định.

Bỏ sổ hộ khẩu: Nửa mừng nửa lo

Trao đổi với VietNamNet, TS. Cao Vũ Minh, giảng viên Luật hành chính, Đại học Luật TP.HCM cho biết, đề án việc bỏ hộ khẩu và chứng minh nhân dân đã được Chính phủ đưa ra trong Quyết định số 896 năm 2013.

“Cái này không phải là mới, mà trước đây trong Quyết định số 896 của Thủ tướng Chính phủ năm 2013 về phê duyệt đề án đơn giản hóa hành chính giai đoạn 2013 – 2020, đã thể hiện ưu tiên nguồn lực cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cấp số định danh cá nhân”, TS.Minh nói.

Theo vị tiến sỹ này, sổ hổ khẩu gắn với mỗi con người nhưng không phát huy hết tác dụng. Ví dụ, trong bầu cử mỗi người có thể bỏ 2-3 phiếu bầu ở nhiều nơi như: nơi đăng ký hộ khẩu, nơi đăng ký thường trú và nơi cư trú thực tế...

bo so ho khau dung hieu nham

TS. Cao Vũ Minh, giảng viên Luật hành chính, Đại học Luật TP.HCM

Vì vậy, sau đó trong luật căn cước công dân đã qui định về mã số định danh 12 số. Tuy nhiên, số người dân sử dụng thẻ căn cước công dân chỉ chiếm một phần nhỏ.

“Mỗi công dân đi đâu làm gì chỉ cần cung cấp mã số định danh cho chính quyền thì sẽ có hết thông tin chứ không cần phải cầm theo sổ hổ khẩu để xác nhận. Đó là một ưu điểm của việc bãi bỏ hộ khẩu”, lời ông Minh.

Ông Minh dự báo, việc thay đổi này cần rất nhiều thời gian có thể nhanh nhất là 3 năm nữa. Khi tất cả công dân đều được cung cấp thẻ căn cước có mã số định danh.

“Thực tế hiện nay, chúng ta đang chấp nhận song song cả chứng minh nhân dân và thẻ căn cước. Để cung cấp mã số định danh cho hơn 90 triệu dân là một việc không thể làm trong năm nay hay năm sau”, tiến sỹ Minh khẳng định.

Đặt vấn đề, liệu việc bỏ sổ hổ khẩu có liên quan đến các chính sách yêu cầu có hộ khẩu tại địa phương?

Tiến sỹ Minh khẳng định, việc bãi bỏ hộ khẩu chỉ là một hình thức thay đổi cách quản lý cư dân về các thông tin cá nhân chứ không thể thay đổi các chế độ chính sách của từng địa phương.

“Bỏ hộ khẩu là người dân lên xin giấy tờ, xác nhận nhân thân liên quan đến thông tin cá nhân không phải kè kè quyển hộ khẩu mà thôi. Còn các chế độ, chính sách khác yêu cầu phải là người địa phương thì không thể thay đổi”, lời ông Minh.

Ngoài ra, việc bãi bỏ sổ hộ khẩu chỉ là việc thay đổi hình thức quản lý thông tin cá nhân. Còn các loại giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu tài sản, nhà đất thì không thể thay thế.

Cùng vấn đề này, ông Lê Hoàng Hà, Chủ tịch UBND quận Gò Vấp cho biết, việc bỏ hộ khẩu, chứng minh nhân dân thay bằng một cách quản lý khác là rất phù hợp trong thời điểm hiện tại và tương lai.

bo so ho khau dung hieu nham

Ông Lê Hoàng Hà, Chủ tịch UBND quận Gò Vấp

Chủ tịch quận Gò Vấp cho hay, việc quản lý dân cư qua sổ hổ khẩu, chứng minh nhân dân ở một địa phương có số lượng dân cư lớn lại gây cản trở cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

“Ví dụ như quận Gò Vấp có rất nhiều người ở địa phương khác về tạm trú và làm việc thì khi lên xin tạm trú thì rất mất thời gian xin các loại giấy tờ xác nhận. Nhưng khi có mã số định danh, người đó chỉ cần cung cấp mã số sẽ được tạm trú ở địa phương không cần phải xác nhận nhiều loại giấy tờ”, Chủ tịch quận Gò Vấp nói.

Bỏ hộ khẩu nhưng không bỏ quyền lợi

Về vấn đề, quyền lợi của người địa phương khi bãi bỏ sổ hộ khẩu có được đảm bảo?

Ông Hà cho biết, việc bãi bỏ sổ hộ khẩu chỉ là một hình thức chuyển đổi việc quản lý cư dân qua điện tử. Tuy nhiên, không thể bãi bỏ một số quyền lợi của người địa phương có hộ khẩu.

“Các chính sách an sinh xã hội, tuyển dụng... thì không phải khi bỏ hộ khẩu thì quyền lợi người ở nơi khác đến TP.HCM cũng được hưởng quyền lợi như người ở địa phương”, ông Hà nói.

bo so ho khau dung hieu nham

Ông Phan Văn Dũng (áo xanh) mang theo sổ hổ khẩu và chứng minh nhân dân đến trụ sở UBND phường để xin xác nhận giấy tờ

Về phía người dân, ông Phan Văn Dũng (trú tại phường 13, quận 10) cầm trên tay quyển sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân để xin xác nhận tại UBND phường cho hay, nếu thực hiện được việc bỏ hộ khẩu thì đỡ người dân lúc nào cũng phải lo cất giữ, cầm quyển hộ khẩu đi làm giấy tờ.

“Tôi ủng hộ việc bỏ hộ khẩu, chứng minh nhân dân để người dân đỡ vướng nhiều loại giấy tờ; các thủ tục liên quan đến cá nhân được xử lý nhanh hơn. Mong rằng trong tương lai gần, người dân được áp dụng phương pháp quản lý đơn giản nhưng thông minh hơn, phù hợp với xu hướng hội nhập thế giới”, ông Dũng nói.

bo so ho khau dung hieu nham Công dân hạng hai

Cuối tuần trước, khi vừa có thông tin sẽ bỏ sổ hộ khẩu, nhà tôi đi liên hoan.

bo so ho khau dung hieu nham "Bỏ sổ hộ khẩu không có nghĩa là bỏ việc quản lý dân cư"

Ngày 7.11, tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức họp báo về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công ...

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/bo-so-ho-khau-dung-hieu-nham-409321.html

Ngày đăng: 09:45 | 08/11/2017

/ Vietnamnet