Sau hơn 3 tháng triển khai, vừa qua, Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, MCK: DCM) tổ chức hội thảo trình diễn, chứng minh hiệu quả thực tế của bộ sản phẩm Đạm Cà Mau trên cây lúa, đặc biệt là hiệu quả của sản phẩm N46.plus (còn gọi là đạm xanh Cà Mau) tại ruộng thực nghiệm nhà anh Nguyễn Hữu Hắn (ấp 10, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai).

Tham dự hội thảo có ông Ngô Văn Truyền Lâm, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Cẩm Mỹ, các chuyên gia nông nghiệp của Đạm Cà Mau và đông đảo bà con nông dân trong vùng đến tìm hiểu thực tế về kết quả trình diễn trên thửa ruộng 5.000m2 nhà anh Hắn.

bo san pham dam ca mau hieu qua tot tren cay lua tai cam my dong nai
Ông Ngô Văn Truyền Lâm (Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Cẩm Mỹ) báo cáo kết quả mô hình trình diễn

Chỉ trong khoảng thời gian 3 tháng rưỡi, thửa ruộng nhà anh Hắn đã có những bước tiến đáng kể. Nhờ khả năng tan từ từ của đạm xanh Cà Mau khi sử dụng đã cung cấp đủ dinh dưỡng theo nhu cầu sinh trưởng của cây lúa, lúa cứng cây, màu sắc lá lúa duy trì bền màu và không có biểu hiện rợp lá so với ruộng đối chứng. Song song đó, lượng phân sử dụng giảm 14%, năng suất tăng khoảng 30% so với ruộng đối chứng.

Khi báo cáo đưa ra những con số cụ thể của mô hình trình diễn lần này, nhiều nông dân rất thích thú, cụ thể chi phí mô hình trình diễn là 5.637.800 triệu đồng trong khi đó chi phí mô hình đối chứng là 7.220.000 triệu đồng (giảm khoảng 27% chi phí so với mô hình đối chứng) và đặc biệt là lợi nhuận cao hơn so với ruộng đối chứng.

bo san pham dam ca mau hieu qua tot tren cay lua tai cam my dong nai
Bà con nông dân xã Sông Ray, Cẩm Mỹ, Đồng Nai khảo sát thực tế mô hình

Từ 5-6 năm qua, Đạm Cà Mau đã phối hợp với các cơ quan nông nghiệp tại địa phương và bà con nông dân thực hiện hàng nghìn chương trình hội thảo, tọa đàm, mô hình trình diễn nhằm cung cấp thông tin thị trường, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng phân bón Đạm Cà Mau một cách tiết kiệm hợp lý, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Với hiệu quả được chứng minh từ những mô hình cụ thể, đa phần nông dân tại huyện Cẩm Mỹ nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung đều sử dụng phân bón Đạm Cà Mau gồm urê Cà Mau, N46.Plus, N.Humate+TE, N46.Nano C+, Kali Cà Mau, DAP CÀ Mau và NPK Cà Mau. Ngoài những đặc tính nổi trội, bộ sản phẩm dinh dưỡng Đạm Cà Mau có chứa chất phụ gia sinh học thân thiện với môi trường và không gây hại cho đất cũng như sức khỏe của người nông dân.

bo san pham dam ca mau hieu qua tot tren cay lua tai cam my dong nai
Kỹ sư Đạm Cà Mau trực tiếp hướng dẫn bà con nông dân

Với những thành công đã đạt được và phương châm luôn hướng đến kinh doanh bền vững, trong thời gian tới, PVCFC tiếp tục chú trọng đầu tư công nghệ, kỹ thuật, các hoạt động dịch vụ kết hợp với hỗ trợ bán hàng, nâng cao sản lượng tiêu thụ, cung cấp những giải pháp dinh dưỡng vào bảo vệ tốt nhất cho cây trồng, đặc biệt là cây lúa, sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Việt Nam, đưa ra được những sản phẩm mới, tạo thêm những giá trị gia tăng cho bà con nông dân đồng thời đóng góp vào chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững tại địa phương.

bo san pham dam ca mau hieu qua tot tren cay lua tai cam my dong nai

Lãnh đạo PVN làm việc với Cửu Long JOC

Ngày 23/4, tại TP HCM, đồng chí Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV dẫn đầu ...

bo san pham dam ca mau hieu qua tot tren cay lua tai cam my dong nai

PVEP vượt qua chính mình

Hiện tại, PVEP đang triển khai các giải pháp cụ thể để đối phó với những khó khăn do cơ chế tài chính còn bất ...

http://www.pvn.vn/Pages/Tin-dau-khi/Bo-san-pham-Dam-Ca-Mau-hieu-qua-tot-tren-cay-lua-tai-Cam-My-Dong-Nai/e5dc1804-3732-4e57-b4aa-7a89a0aa73ae

Ngày đăng: 16:22 | 24/04/2018

/ Cổng thông tin Tập đoàn Dầu khí VN