Chính phủ cho rằng quỹ bình ổn giá xăng dầu là công cụ để Nhà nước điều tiết giá bán xăng dầu trong nước nhằm hài hòa lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà nước.
Tại báo cáo về công tác điều hành giá xăng dầu và đánh giá Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3.9.2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, đã nhắc tới đề xuất của Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam về việc xem xét bỏ quỹ bình ổn xăng dầu.
Báo cáo trước Quốc hội, Chính phủ cho rằng, xăng dầu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư.
Bên cạnh đó, xăng dầu cũng thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Luật Giá số 11/2012/QH13. Do vậy, về nguyên tắc, giá bán xăng dầu trong nước phải được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết, quản lý của nhà nước.
Quỹ bình ổn giá xăng dầu là công cụ để Nhà nước điều tiết giá bán xăng dầu trong nước nhằm hài hòa lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà nước. Vì vậy, nếu bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì Nhà nước sẽ không còn công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cũng như bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Chỉnh phủ đánh giá, nghị định số 83/2014/NĐ-CP là cơ sở pháp lý cho Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều hành thị trường xăng dầu trong nước ổn định, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, ổn định an sinh xã hội và tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong kinh doanh xăng dầu.
Để thực hiện tốt hơn việc quản lý, điều hành kinh doanh xăng dầu, Chính phủ đã chỉ đạo:
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan tiếp tục theo dõi, nghiên cứu, đánh giá, xem xét sửa đổi các quy định về thuế, nghiên cứu quy định thuế bảo vệ môi trường cho riêng xăng sinh học E5, E10, phù hợp với mức phát thải ra môi trường.
Bộ Công Thương chủ trì tiếp tục rà soát, nghiên cứu cắt giảm một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh xăng dầu để thị trường xăng dầu cạnh tranh hơn và đảm bảo nguồn cung tốt hơn; phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP để ngày càng hoàn thiện hơn công tác quản lý, điều hành thị trường xăng dầu.
Bộ Công Thương, các tổ chức, cơ quan tăng cường công tác tuyên truyền về mặt hàng xăng E5RON92 nhằm khuyến khích người dân sử dụng để bảo vệ môi trường.
Trong văn bản kiến nghị gửi Chính phủ, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho rằng, việc trích lập quỹ bình ổn xăng dầu 300 đồng một lít theo quy định tại Nghị định 83 điều hành xăng dầu đang khiến "người tiêu dùng chịu thiệt hơn là lợi" khi bản chất là người dân đang phải ứng trước cho quỹ.
Ngoài ra, theo Hiệp hội, việc sử dụng quỹ bình ổn giá mang đậm tính can thiệp hành chính nên làm méo mó giá cả thị trường xăng dầu. Để kinh doanh xăng dầu hoạt động theo cơ chế thị trường và giá trong nước diễn biến theo xu hướng giá thế giới, hiệp hội này kiến nghị bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu.
"Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang bị lạm chi"
Việc tiếp tục xả Quỹ bình ổn xăng dầu sẽ khiến quỹ này bội chi, gây rủi ro lớn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng ... |
Ngày đăng: 01:37 | 22/05/2019
/ LĐO