Theo các phương án mà Bộ Nội vụ đưa ra thì có thể giảm tối thiểu từ 46 đến 88 sở, chưa bao gồm các sở không đủ tiêu chí thành lập, cần sắp xếp lại.

Đây là nội dung được thể hiện trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chỉ tổ chức thống nhất 4 sở

Bộ Nội vụ cho biết, các sở được tổ chức thống nhất ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm Sở Tư pháp, Sở TN-MT, Sở LĐ-TB-XH và Sở Y tế.

Các Sở: KH-ĐT, Tài chính, GTVT, Xây dựng, NN-PTNT, Công Thương, KH&CN, Sở GD&ĐT, Sở TT&TT, Sở VH-TT&DL (hoặc Sở Văn hoá, Thể thao) do UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định việc giữ ổn định hoặc hợp nhất.

Các sở giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc thực hiện thí điểm hợp nhất gồm Sở Nội vụ (thí điểm hợp nhất với Ban Tổ chức); Thanh tra tỉnh (thí điểm hợp nhất với Uỷ ban Kiểm tra); Văn phòng UBND (thí điểm hợp nhất với Văn phòng Đoàn ĐBQH và Văn phòng HĐND cấp tỉnh).

Đối với 4 sở đặc thù, chuyên ngành, không được tổ chức thống nhất giữa các địa phương, gồm: Sở Quy hoạch – Kiến trúc thuộc UBND TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và 3 sở do Chính phủ quy định tiêu chí thành lập (Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch) giao UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc sáp nhập; thành lập hoặc không thành lập, kể cả khi đáp ứng đủ tiêu chí thành lập.

bo noi vu de xuat sap nhap giam toi thieu 46 88 so tren ca nuoc

Theo dự thảo Nghị định do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, có thể giảm hàng chục sở nếu hợp nhất, sáp nhập.

Cơ sở của việc hợp nhất

Theo Bộ Nội vụ, việc quy định 4 sở được tổ chức thống nhất là nhằm đảm bảo tính kế thừa, ổn định đối với các sở đã được sắp xếp, tổ chức theo mô hình tổ chức sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và các sở chuyên ngành chuyên sâu được quy định và đang thực hiện tại Nghị định số 24/2014/NĐ-CP.

Còn việc hợp nhất Sở KH-ĐT với Sở Tài chính vì chức năng, nhiệm vụ của 2 sở có mối quan hệ liên thông với nhau, việc hợp nhất giúp tạo điều kiện cho việc tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước trong lĩnh vực này hiệu quả hơn, đảm bảo việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội địa phương gắn với khả năng cân đối nguồn lực về tài chính, ngân sách. Trường hợp hợp nhất thì tên gọi là Sở Tài chính – Kế hoạch.

Sở GTVT hợp nhất với Sở Xây dựng vì việc hình thành và phát triển các không gian đô thị hiện đại không thể tách rời giữa quy hoạch xây dựng đô thị với quy hoạch hạ tầng giao thông. Trường hợp hợp nhất thì tên gọi là Sở Giao thông vận tải – Xây dựng.

Sở TT&TT hợp nhất với Sở VH-TT& DL (hoặc Sở Văn hoá, Thể thao) vì qua thực tiễn cho thấy, tại một số tỉnh có địa bàn nhỏ, dân số ít thì yêu cầu quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, in và phát hành... không lớn nên không cần thiết duy trì một Sở tham mưu chuyên trách. Nếu hợp nhất thì tên gọi là Sở Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hoá, Thông tin và Thể thao.

Trường hợp hợp nhất Sở KH-CN với Sở GT-ĐT là do lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan mật thiết với việc nghiên cứu và ứng dụng. Tên gọi sẽ là Sở Giáo dục và Khoa học, Công nghệ.

Trong khi đó, cơ sở đề xuất sáp nhập, thành lập hoặc không thành lập Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc, Sở Du lịch và Sở Quy hoạch – Kiến trúc là để tiếp tục đẩy mạnh trao quyền chủ động cho chính quyền địa phương cấp tỉnh trong việc sắp xếp, thu gọn đầu mối tổ chức cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Đối với TP Hà Nội và TPHCM, trường hợp không thành lập Sở Quy hoạch – Kiến trúc thì sáp nhập sở này vào Sở Xây dựng (hoặc Sở Giao thông vận tải – Xây dựng).

Bộ Nội vụ cũng cho biết, thực hiện chủ trương thí điểm hợp nhất một số cơ quan của Đảng và Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ tương đồng ở cấp tỉnh những nơi có đủ điều kiện theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Trung ương, dự thảo Nghị định giao cho địa phương quyết định việc giữ ổn định hoặc thí điểm hợp nhất Sở Nội vụ với Ban Tổ chức tỉnh uỷ (thành uỷ), Thanh tra tỉnh với Uỷ ban Kiểm tra tỉnh uỷ (thành uỷ) bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.

Có thể giảm tối thiểu từ 46 sở

Căn cứ vào phân nhóm sở và thẩm quyền quyết định thành lập sở, thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy, dự thảo thiết kế nhiều phương án.

Theo phương án 1 là không quá 20 sở với Hà Nội và TP.HCM, không quá 19 sở với đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I, không quá 18 sở với loại II và không quá 17 với loại III, thì giảm tối thiểu 46 sở (chưa bao gồm các sở không đáp ứng đủ tiêu chí thành lập, cần phải sắp xếp lại theo quy định tại Nghị định này). Khi đó, có 22 tỉnh, thành phố cần giảm tối thiểu 1 sở, 12 tỉnh cần giảm tối thiểu 2 sở.

Phương án 2 là không quá 20 sở đối với Hà Nội và TP.HCM, không quá 18 sở đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I, không quá 17 sở đối với loại II và loại III thì giảm tối thiểu 88 sở. Như vậy, sẽ có 24 tỉnh, thành phố cần giảm tối thiểu 1 sở; 23 tỉnh, thành cần giảm tối thiểu 2 sở và 6 tỉnh cần giảm tối thiểu 3 sở.

Trong các phương án nêu trên, để bảo đảm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy có lộ trình, tránh xáo trộn lớn, Bộ Nội vụ đề xuất lựa chọn phương án 1.

Một trong những tiêu chí thành lập chi cục thuộc sở là khối lượng công việc yêu cầu được bố trí tối thiểu từ 12 biên chế công chức trở lên.

Còn thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở thì khối lượng công việc yêu cầu được bố trí tối thiểu từ 7 biên chế công chức trở lên đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt, tối thiểu từ 6 biên chế với cấp tỉnh loại I, tối thiểu từ 5 biên chế với loại II và loại III.

bo noi vu de xuat sap nhap giam toi thieu 46 88 so tren ca nuoc Bộ Nội vụ đề xuất hợp nhất hàng loạt sở, ngành

10 sở, ngành được đề xuất giao cho cấp tỉnh xem xét hợp nhất để giảm đầu mối, trong đó có sở giao thông và ...

bo noi vu de xuat sap nhap giam toi thieu 46 88 so tren ca nuoc Các sở sẽ được tách, nhập như thế nào?

Trả lời về việc sáp nhập một số sở ngành theo tinh thần Nghị quyết 18 TƯ 6, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy ...

Ngày đăng: 14:15 | 17/04/2018

/ https://vtc.vn