Bộ GTVT cho rằng, Hà Nội không nên đưa toàn bộ bến xe liên tỉnh ra ngoài vành đai 4 mà cần có kết nối phù hợp tuyến cố định với khu vực tiệm cận trung tâm.
Bộ GTVT cho rằng, Hà Nội không nên đưa toàn bộ bến xe liên tỉnh ra ngoài vành đai 4 mà cần có kết nối phù hợp tuyến cố định với khu vực tiệm cận trung tâm.
Bộ GTVT vừa có ý kiến góp ý về đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe và trạm dừng nghỉ ở Hà Nội đến năm 2030.
Theo đó, TP Hà Nội không nên đưa toàn bộ bến xe liên tỉnh ra vành đai 4 mà cần có kết nối phù hợp tuyến cố định với khu vực tiện cận trung tâm, như ở Hàn Quốc, Nhật Bản...
|
|
Bến xe Giáp Bát. Ảnh: Trần Thường |
Song song với việc quy hoạch các bến xe liên tỉnh ở vành đai 4, Hà Nội cần quy hoạch giữ ổn định các bến xe liên tỉnh hiện có nằm ở vành đai 3 như bến xe Mỹ Đình, Nước Ngầm..., đồng thời nâng cấp hiện đại hoá các bến xe này.
Sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng các bến xe liên tỉnh tại cửa ngõ đường vành đai 4, cần tổ chức điều chỉnh đồng bộ đối với các bến xe liên tỉnh trong vành đai 4 để kết hợp khai thác hiệu quả vận tải công cộng và vận tải khách theo tuyến cố định.
Đặc biệt, theo Bộ GTVT, Hà Nội không nên xây dựng mới các bến xe liên tỉnh có tính chất sử dụng không lâu dài chỉ để khai thác trong thời gian quá độ như bến xe Yên Sở được nêu trong quy hoạch để tránh lãng phí và ảnh hưởng đến quỹ đất.
Cũng góp ý cho quy hoạch bến xe của Hà Nội, Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội phân tích vị trí, quy mô và diện tích các bến đỗ xe phù hợp quy hoạch phân khu đã được lập. Các bến xe phải có bán kính phục vụ, tính khả thi kết nối giao thông công cộng, cũng như tính toàn kinh phí giải phóng mặt bằng, đấu thầu công khai các dự án đầu tư bến xe.
Đặc biệt, Hà Nội rà soát các quỹ đất phát sinh so với quy hoạch giao thông đã được Thủ tướng phê duyệt và các quỹ đất xây dựng bến xe ở nội đô để làm cơ sở cho việc lập quy hoạch.
|
|
Bộ GTVT cho rằng, Hà Nội không nên đưa hết bến xe ra vành đai 4 |
Hồi đầu tháng 10, UBND Hà Nội đã xin ý kiến của Bộ GTVT, Bộ Xây dựng về đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
TP dự kiến quy hoạch 7 bến xe liên tỉnh gồm bến xe khách phía Bắc (ở Nội Bài), bến xe Đông Anh, Cổ Bi, bến xe phía Nam (tại huyện Thường Tín), Yên Nghĩa, bến xe phía Tây, bến xe Tây Bắc (Phùng). Ngoài ra, trong giai đoạn quá độ chuyển tiếp giữa các bến hiện có và bến quy hoạch mới, Hà Nội dự kiến xây bến xe Yên Sở rộng 3,2ha.
Đồ án chưa trình HĐND phê duyệt, nhưng dự án đã được phê duyệt, chủ đầu tư đã thi công lấp hồ, san lấp mặt bằng và ép cọc móng công trình.
Vũ Điệp
Bộ Giao thông không ủng hộ Hà Nội xây dựng bến xe Yên Sở
Hà Nội được khuyến cáo không nên xây dựng mới các bến xe liên tỉnh có tính chất sử dụng không lâu dài. |
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng: ‘Xe dù lộng hành trước bến xe, thanh tra giao thông ở đâu?’
Chứng kiến thực trạng xe dù, bến cóc lộng hành ngay trước khu vực bến xe, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đặt câu hỏi: ... |
Bến xe hiện đại nhất cả nước được đề nghị chuyển làm bến xe hàng
Hiệp hội Vận tải ôtô cho rằng, bến xe Yên Sở khai thác chức năng xe khách và bãi đỗ xe là không phù hợp ... |
Ngày đăng: 20:25 | 08/11/2018
/ http://vietnamnet.vn