Chi phí phát hành sách giáo khoa hiện là 18-20%, dùng chiết khấu cho đại lý cấp dưới, tiếp thị, vận chuyển, kho bãi...

Tối 1/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi báo cáo đến Văn phòng Chính phủ về việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa giai đoạn 2012-2017, trong đó đặc biệt giải thích số tiền chiết khấu phát hành sách.

Theo báo cáo, việc phát hành sách giáo khoa được thực hiện thông qua hệ thống công ty Sách - Thiết bị trường học, đối tác thuộc các tỉnh, thành cả nước. Toàn bộ chi phí in ấn và phát hành Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phải tự hạch toán, không có trợ giá từ Nhà nước. Các công ty trong kênh phân phối sách giáo khoa đều hoạt động theo luật doanh nghiệp và chịu tác động của quy luật thị trường.

"Sách giáo khoa cũng như mọi hàng hóa khác, để tới được tay học sinh trải qua một quá trình lưu thông trên thị trường. Chiết khấu ở đây được hiểu là phần phí phát hành mà các cấp đại lý dùng để chi phí trong quá trình bán hàng", báo cáo của Bộ giải thích.

bo giao duc chiet khau phat hanh sach giao khoa rat thap

Sách giáo khoa của học sinh lớp 1. Ảnh: Xuân Hoa

Cụ thể, chiết khấu bán hàng (phí phát hành) dành cho các công ty, đối tác là 20% (đối tác chiến lược) và 18% (đối tác phát hành). Phần phí này ngoài việc dùng để chiết khấu lại cho đại lý cấp dưới thì còn chi trả cho việc tiếp thị, khuyến mại, kho bãi, bao bì, vận chuyển, bù hao (rách, hỏng do vận chuyển). Bảo hiểm hàng hóa, chi phí nhân công, quản lý, vốn, chi phí thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước và đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp... cũng được tính vào.

Với các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, chiết khấu phát hành được dùng để trả phí mặt bằng, vận hành (điện, nước), khấu hao, bao bì, nhân công (tiền lương bảo hiểm), chi phí vốn, thực hiện các nghĩa vụ thuế và lợi nhuận còn lại.

Để giảm chi phí vận chuyển, Nhà xuất bản Giáo dục chia thị trường phát hành thành bốn khu vực và giao cho các công ty Sách - Thiết bị giáo dục miền (Bắc, Trung, Nam, Cửu Long) làm đầu mối tập kết, cung ứng sách giáo khoa. Mức chiết khấu cho các đơn vị này là 5%.

Phần phí phát hành này để các đơn vị đầu mối chi cho việc điều phối nhà in nhập kho đáp ứng tiến độ phát hành, tổng hợp kế hoạch đặt và cung ứng hàng hóa, kiểm tra hàng nhập kho, thuê và vận hành kho bãi, bảo hiểm hàng hóa, bao bì, vận chuyển... Chi phí hàng tồn, nhân công bốc xếp, quản lý, vốn vay ngân hàng, tập huấn - hội thảo, tiếp thị, thực hiện công tác xã hội (biếu, tặng sách), nghĩa vụ với Nhà nước... cũng được tính vào.

"Mức chiết khấu với sách giáo khoa hiện nay (18-20%) là rất thấp so với mặt bằng, chiết khấu mặt hàng sách nói chung của các nhà xuất bản (35-40%). Hơn nữa, giá sách giáo khoa hiện thấp, chỉ bằng 30-40% giá các loại sách khác có cùng số trang, nên giá trị thu được sau phát hành càng nhỏ. Các đối tác phát hành không mặn mà phát hành sách giáo khoa do phần hoa hồng thu được không đảm bảo bù đắp đủ chi phí lưu thông, bán hàng", báo cáo của Bộ Giáo dục viết.

Theo Bộ, trong 16 năm qua Nhà xuất bản Giáo dục đã nỗ lực tìm phương án thuyết phục các công ty chia sẻ nhiệm vụ chính trị của ngành để giảm dần chiết khấu với sách giáo khoa. Điều này đồng thời giúp kìm giữ giá sách như hiện nay, giảm việc phải bù đắp khoản lỗ trong in, phát hành.

Trước năm 2008, mức chiết khấu sách giáo khoa là 21-34% tùy địa bàn.

Năm 2008-2009, Nhà xuất bản Giáo dục đề nghị nhà in không tăng giá công in sách giáo khoa, công ty Sách - Thiết bị trường học chia sẻ bằng việc điều chỉnh chiếu khấu xuống 20-27%. Năm 2010, trước bối cảnh giá giấy và công in tăng cao, Nhà xuất bản Giáo dục lần nữa đề nghị các công ty phát hành áp dụng mức chiết khấu chung là 20%.

"Mức chiết khấu 18-20% hiện nay là một khó khăn rất lớn với các công ty Sách - Thiết bị trường học, đặc biệt là các tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo", báo cáo của Bộ lần nữa khẳng định và cho biết, đối tác phát hành đã nhiều lần kiến nghị tăng phí phát hành hoặc hỗ trợ chi phí vận chuyển.

Năm 2017, câu lạc bộ công ty Sách - Thiết bị trường học ở Điện Biên đã kiến nghị tăng phí phát hành hoặc hỗ trợ vận chuyển 2-5% cho các công ty miền núi. Tuy nhiên, giá do Bộ Tài chính quản lý chưa được điều chỉnh, Nhà xuất bản Giáo dục phải bù đắp lỗ (40 tỷ đồng mỗi năm) nên kiến nghị trên chưa được đáp ứng.

Ngày 25/9, Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng quốc hội công bố dự thảo Báo cáo Kết quả khảo sát một số nội dung trong thực hiện chính sách, pháp luật về xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2012-2017.

Dự thảo đánh giá hệ thống phát hành sách giáo khoa giáo dục phổ thông còn cồng kềnh, quy trình chưa thật hợp lý do phải qua nhiều khâu trung gian làm tăng chi phí vận chuyển, các chi phí trung gian khác. Mức chiết khấu phát hành sách giáo khoa giáo dục phổ thông khoảng 250 tỷ đồng/năm là khá cao, chưa thật phù hợp với cơ cấu giá thành, ảnh hưởng lớn đến việc chi trả của học sinh, giáo viên, lợi nhuận của các cơ sở in.

bo giao duc chiet khau phat hanh sach giao khoa rat thap Xuất bản, phát hành sách giáo khoa giai đoạn 2012-2017: Bộ GD-ĐT báo cáo Chính phủ thế nào?

Bộ GD-ĐT vừa có văn bản báo cáo gửi tới Văn phòng Chính phủ về việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa giai đoạn ...

bo giao duc chiet khau phat hanh sach giao khoa rat thap Bộ GD&ĐT: Chiết khấu sách giáo khoa 250 tỷ đồng/năm là rất thấp

Bộ GD&ĐT cho rằng mức chiết khấu đối với sách giáo khoa hiện nay là 18%-20%, rất thấp so với mặt bằng chiết khấu sách ...

bo giao duc chiet khau phat hanh sach giao khoa rat thap Yếu tố mờ

NXB Giáo dục kêu lỗ 30-40 tỉ mỗi năm từ SGK nhưng con số chiết khấu rất khủng khiếp: 250 tỉ, tương đương 25%. Trong ...

Ngày đăng: 14:21 | 02/10/2018

/ https://vnexpress.net