Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, từ năm học 2021-2022, học phí bậc đại học tăng 12,5%. Học phí bậc mầm non, phổ thông tăng 7,5% so với năm học 2020-2021.

Theo dự thảo, cơ sở giáo dục đại học tự bảo đảm chi thường xuyên đồng thời đáp ứng điều kiện tự chủ và tiêu chí kiểm định chương trình đào tạo trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc chương trình chất lượng quốc tế được tự xác định mức thu học phí đối của ngành đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Cơ sở giáo dục đại học tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đáp ứng điều kiện tự chủ được xác định mức học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục đại học chưa tự bảo đảm chi thường xuyên tại nghị định này.

Cơ sở giáo dục đại học chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước được xác định mức học phí không vượt trần học phí.

Căn cứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025 là 7,5%, cùng với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm khoảng 4-5%/năm và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm, Bộ GD&ĐT đề xuất mức tăng học phí năm học 2021-2022 là 12,5% so với năm học 2020-2021.

1843 6bfvsq 2020072771248

Với bậc mầm non và phổ thông, mức thu học phí thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ giữa Nhà nước và người học, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định.

Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước tối đa bằng 2 lần mức trần học phí trên.

Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng trong nước tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí trên.

Từ năm học 2021-2022, khung, học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ tăng tối đa 7,5%/năm phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và khả năng chi trả của người dân.

Ngoài ra, Bộ cũng đánh giá khung học phí giáo dục phổ thông quy định tại Điều 4 Nghị định số 86 ở một số địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thì mức trần học phí GDMN, GDPT vùng thành thị là 300.000 đồng/tháng/học sinh được đánh giá là quá thấp.

Bộ GD&ĐT lý giải đề xuất tăng học phí bậc mầm non, phổ thông được đưa ra căn vứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025 là 7,5%, cùng với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm khoảng 4-5%/năm và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm thì tổng cộng biến động của các chỉ số trên sẽ cao hơn 7,5%.

Tuy nhiên, để bảo đảm an sinh xã hội và chia sẻ với gia đình người học, bộ đề xuất chỉ tăng 7,5%/năm với học phí mầm non, phổ thông. Với lộ trình này, đến năm học 2025-2026, học phí bù đắp được 50% chi phí đào tạo. Đến năm 2030, học phí sẽ bù đắp đủ chi phí đào tạo (đối với trường chưa tự bảo đảm chi thường xuyên).

Bên cạnh đó, giai đoạn từ năm học 2015-2016 đến hết năm học 2019-2020, ước tính số thu học phí trong các cơ sở GDĐT công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đạt bình quân 42.755 tỉ đồng/năm. Số thu này so với tổng chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho GDĐT công lập (bình quân 221.250 tỉ đồng/năm giai đoạn 2015-2020) chiếm tỉ trọng chỉ 19,32%.

Bên cạnh đó, theo tổng hợp báo cáo của các tỉnh, thành phố trong cả nước: học phí chiếm 6,3% so tổng chi thường xuyên (NSNN cấp + thu học phí); NSNN cấp chiếm 93,7% tổng chi thường xuyên cho GDPT.

Có thể thấy số kinh phí NSNN đã chi để thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và chi phí học tập cho học sinh, sinh viên chiếm tỷ trọng đáng kể so với số thu học phí (năm 2018 chi 7.059 tỉ đồng, chiếm 16,5% số thu học phí bình quân 1 năm của giai đoạn 2015-2020; năm 2019 chi 7.514 tỉ đồng, chiếm 17,6% số thu học phí bình quân 1 năm của giai đoạn 2015-2020; năm 2019 chi 8.015 tỉ đồng, chiếm 18,7% số thu học phí bình quân 1 năm của giai đoạn 2015-2020).

PV (th)

Bộ GD&ĐT dự kiến tăng học phí từ cấp mầm non đến đại học Bộ GD&ĐT dự kiến tăng học phí từ cấp mầm non đến đại học
Sau nhiều tranh cãi, Đại học Y Dược TP.HCM chốt tăng học phí gấp 4 lần Sau nhiều tranh cãi, Đại học Y Dược TP.HCM chốt tăng học phí gấp 4 lần
Hà Nội Hà Nội "chốt" không tăng học phí năm học 2020-2021

Ngày đăng: 10:19 | 13/11/2020

/ Nghề nghiệp và cuộc sống