Không thể gọi bổ sung 82 thí sinh có điểm tiệm cận vào thế chỗ 82 thí sinh liên quan đến vụ gian lận điểm thi vừa bị buộc thôi học.

Liên quan đến vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018, đến nay đã có 82 thí sinh gian lận điểm thi ở Sơn La, Hòa Bình phải rời giảng đường đại học vì “ngồi nhầm chỗ”. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), không thể gọi bổ sung 82 thí sinh có điểm tiệm cận vào thế chỗ 82 thí sinh nói trên. Lý do là nếu tuyển bổ sung sẽ gây ra xáo trộn rất lớn.

Chia sẻ trên báo Lao động, bà Nguyễn Thị Kim Phụng thừa nhận, ở góc độ nào đó, câu hỏi đặt ra về quyền lợi của thí sinh mất chỗ oan vì gian lận là có lý, nhưng đó là việc không thể giải quyết được đến cùng một cách hợp lý cho tất cả thí sinh liên quan.

Cũng theo đại diện Bộ GD-ĐT, đối với việc khắc phục hậu quả của những vi phạm, người ta chỉ đặt ra việc khắc phục với những hậu quả có thể khắc phục được. Nói cách khác là phải đặt ra tính khả thi cho nó.

bo gd li giai khong tuyen bo sung thi sinh truot oan
Bộ Giáo dục sẽ không tuyển bổ sung thí sinh bị trượt oan vì sợ gây xáo trộn. Ảnh minh họa

"Chúng ta đặt ra vấn đề này để làm gì và liệu có giải quyết được triệt để không. Bởi con số này là quá nhỏ so với con số những thí sinh trúng tuyển mà không nhập học. Nếu nói về tính chất của sự việc thì hai cái này tương tự như nhau.

Hàng năm vẫn có một con số thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học. Năm 2018 là hơn 22.000 thí sinh trúng tuyển do đăng ký nhiều nguyện vọng nhưng không nhập học vào các trường… 22.000 thí sinh này cũng chiếm chỗ của những người khác.

Nếu giải quyết theo hướng cho 82 thí sinh có điểm tiệm cận vào thế chỗ 82 thí sinh ở Sơn La, Hòa Bình vừa bị trả về, thì sẽ phải làm gì để giải quyết cho 82 thí sinh tiệm cận tiếp theo ở các nguyện vọng thấp hơn. Con số không dừng ở 82 nữa, mà là “n" thí sinh ở các nguyện vọng tiếp theo.

Các thí sinh đều đăng ký từ 1-4 nguyện vọng, như vậy chúng ta có giải quyết được một hiệu ứng domino cho tất cả các thí sinh hay không? Giải quyết như vậy thì xáo trộn toàn bộ hệ thống", Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học nhấn mạnh.

Đại diện Bộ GD-ĐT cũng đặt ra giả thuyết, nếu giải quyết cho 82 thí sinh bị lấy mất cơ hội kia, thì đến lúc đó lại đặt ra vấn đề với 22.000 thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học bây giờ giải quyết như thế nào? Vì vậy, Bộ xếp việc này vào hậu quả không có khả năng khắc phục hay nói cách khác là không có khả năng khắc phục đến cùng.

Trong khi đó, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), nhận định khi nào còn thi cử thì khi đó còn gian lận và việc cần làm là hạn chế thấp nhất tiêu cực xảy ra. Với vụ gian lận chấn động năm 2018, ông Trinh cho rằng Bộ đã xử lý sai phạm theo đúng quy định.

Trước câu hỏi tại sao Bộ không hủy luôn bài thi đã bị thay đổi điểm, tránh gây bức xúc trong dư luận, báo VnExpress dẫn lời ông Trinh cho biết, các hiện tượng xã hội trong đời sống không thể do một ngành đứng lên xử lý, cần có sự phối hợp của cơ quan pháp luật, tư pháp, hành pháp. Quy chế là cụ thể hóa của pháp luật, để xử lý theo pháp luật thì cần có chứng cứ. Hiện, việc chứng minh thí sinh, người liên quan vi phạm vẫn đang được cơ quan điều tra thực hiện.

Về việc vẫn còn 51 thí sinh được nâng điểm tiếp tục được học ở các đại học, Bộ GD-ĐT cho biết theo quy định cơ sở giáo dục đại học được tự chủ và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh sao cho phù hợp với quy chế. Việc xử lý sai phạm liên quan đến kết quả thi THPT của thí sinh không chỉ áp dụng bởi quy chế mà còn một số văn bản pháp luật khác và đề án tuyển sinh của trường đại học.

"Việc tuyển sinh thuộc quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học nên việc xử lý thí sinh bị hạ điểm trước hết thuộc thẩm quyền của trường. Các cơ sở giáo dục đại học có quyền và trách nhiệm xử lý, không thụ động ngồi đợi chỉ đạo của Bộ", đại diện Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, lấy ví dụ trường thuộc khối công an đã chủ động xử lý theo quyền và trách nhiệm của họ.

Hiện các thí sinh xét tuyển bằng học bạ, bằng tổ hợp không liên quan hoặc có điểm chấm thẩm định không thấp hơn điểm trúng tuyển, do đang trong quá trình điều tra, các trường tạm thời cho học tiếp. Khi có kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra, thí sinh nào bị xác định có tham gia vào quá trình gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

bo gd li giai khong tuyen bo sung thi sinh truot oan Hai thí sinh 'trượt oan' đại học làm đơn xin cứu xét

Phan Hải Đăng và Thái Trung Kiên (lớp 12 trường THPT Thành Nhân, quận Tân Phú, TP.HCM) có điểm xét tuyển cao hơn mức trúng ...

Ngày đăng: 14:57 | 13/05/2019

/ http://baodatviet.vn