Theo PGS-TS Trịnh Hòa Bình - Phó Tổng Thư ký Hội Xã hội học Việt Nam, việc bố ruột hay mẹ ruột cùng với mẹ kế hoặc bố dượng hành hạ chính con đẻ của mình một phần là do muốn thể hiện sự trung thành tuyệt đối với "đối tác mới"
Nguồn ảnh: Tri thức trẻ
Theo PGS-TS Trịnh Hòa Bình, việc mẹ kế, bố dượng đánh con riêng là câu chuyện không hề mới, vốn dĩ vẫn tồn tại trong lòng xã hội từ lâu nay. Bởi lẽ những người bố dượng, mẹ kế này luôn có nhìn nhận rằng, đứa con riêng là hiện thân của người vợ hoặc người chồng của đối phương khi đã ly hôn. Thêm vào đó, với áp lực của đời sống thì đứa con riêng của chồng hay của vợ sẽ là chỗ để người ta giải tỏa. Và thường một trạng thái thù ghét như vậy sẽ được thể hiện ra bằng bạo lực, mà bạo lực thường được vận hành đối với kẻ yếu hơn.
Lý giải nguyên nhân vì sao bố đẻ hay mẹ ruột cũng tham gia cùng với mẹ kế hoặc bố dượng hành hạ chính con đẻ của mình, TS Hòa Bình cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của việc ly hôn là do những mâu thuẫn không thể hòa hợp. Và đứa con ở với bố hay mẹ sẽ biến thành hiện thân của người còn lại. Những hằn học, thù tức khi ly hôn vẫn chưa được giải quyết thì người bố hoặc người mẹ sẽ trút lên đứa con.
“Đứa con trong trường hợp này giống như đại biểu, giống như hiện thân của người mà họ thù tức, ghét bỏ", TS Hòa Bình phân tích.
Cũng theo TS Hòa Bình, ngoài ra, việc bố ruột, mẹ đẻ hành hạ con cái còn được lý giải là “do áp lực phải theo người kia hoặc muốn thể hiện sự trung thành của mình, sự tin cậy của mình với đối tác mới bằng cách trút sự hằn học đó lên người của đứa con – kẻ yếu thế hơn mình.”
Không có một đáp số nào cho việc sau ly hôn con nên ở với bố hay với mẹ thì sẽ tốt hơn. Khi ly hôn, tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế hay tư cách của bố mẹ để quyết định ai sẽ là người nuôi con. Nhưng tất cả sự phân công đó chỉ mang tính tương đối. Điều quan trọng là người cha, người mẹ sau ly hôn thể hiện trách nhiệm của mình như thế nào với con cái. Việc chọn bạn đời mới như thế nào cũng là điều mà người cha, người mẹ nên suy nghĩ, không chỉ đặt tình cảm của mình lên trên hết mà phải nghĩ đến con cái.
“Song tôi cho rằng, đối với xã hội của chúng ta hiện nay, việc mẹ kế, bố dượng có thể yêu thương con riêng như con đẻ là việc hết sức xa vời và phi lý”, TS Hòa Bình thẳng thắn. Đó là do nhiều yếu tố như quan niệm về con riêng, con đẻ, hiểu biết pháp luật còn yếu và quan trọng hơn cả là thiếu kỹ năng làm vợ, làm chồng. Pháp luật chúng ta có nhưng sẽ chỉ lên tiếng khi có sự việc xảy ra, điều quan trọng vẫn nằm ở ý thức đạo đức và tình yêu thương của mỗi người.
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo xử lý vụ bạo hành bé trai 10 tuổi Ông Nguyễn Đức Chung yêu cầu cơ quan chức năng sớm kết luận vụ việc và có giải pháp hỗ trợ bé trai bị bạo ... |
Bé trai 10 tuổi bị bạo hành: Nhà trường mong cháu đi học trở lại Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Hiệu trưởng Trường tiểu học Ngọc Hà (quận Ba Đình, Hà Nội), bày tỏ mong muốn bé trai 10 tuổi ... |
Vụ bé trai bị bố, mẹ kế hành hạ: Mẹ ruột 2 năm không gặp con do "tin tưởng chồng" Liên quan đến vụ bé 10 tuổi bị bố ruột và mẹ kế bạo hành khiến bé phải bỏ trốn, TS Thu Hương cho rằng, ... |
Ngày đăng: 18:15 | 09/12/2017
/ https://laodong.vn