Gần một năm sau khi có kết luận thanh tra, Bộ Công Thương mới đưa ra hình thức xử lý kỷ luật với cán bộ quản lý thị trường mắc sai phạm.
Trong văn bản gửi Tổng cục Quản lý thị trường về hình thức xử lý kỷ luật với cán bộ quản lý thị trường liên quan Công ty cổ phần Con Cưng, Bộ Công Thương cho biết, hình thức kỷ luật với ông Trần Hùng - nguyên Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường là "phê bình và rút kinh nghiệm sâu sắc".
Văn bản dẫn kết quả cuộc họp ngày 18/4 cho biết, Bộ trưởng Công Thương nghiêm khắc phê bình và yêu cầu ông Trần Hùng, nguyên Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường (Bộ Công Thương) rút kinh nghiệm sâu sắc khi thi hành công vụ trong quá trình kiểm tra Con Cưng, không để xảy ra sơ suất khi giải quyết công việc.
Như vậy, gần một năm sau công bố kết quả thanh tra, Bộ Công Thương mới có hình thức xử lý kỷ luật. Tại cuộc họp báo Chính phủ các lần trước đây, Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải lý giải sự chậm trễ trong công bố kết quả xử lý do "liên quan tới con người nên phải báo cáo các cấp có thẩm quyền, làm cẩn trọng từng bước, không thể vội vàng".
Theo kết luận rà soát quy trình kiểm tra của quản lý thị trường tại Con Cưng được Bộ Công Thương công bố ngày 3/10/2018, cơ quan này xác định 2 cựu Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường là ông Nguyễn Trọng Tín và ông Trần Hùng có dấu hiệu vi phạm pháp luật và quy định về phát ngôn. Ông Tín đã có những phát ngôn chưa chính xác về sai phạm của Con Cưng tại một cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia chống gian lận thương mại, buôn lậu và hàng giả (Ban 389). Còn ông Hùng đã cung cấp những thông tin liên quan tới vụ việc trong quá trình kiểm tra tại doanh nghiệp không đúng thẩm quyền. Ông Nguyễn Trọng Tín đã nghỉ hưu theo chế độ từ 1/10/2018.
"Việc làm của hai lãnh đạo lực lượng quản lý thị trường gây những hiệu ứng không tốt, hiểu sai, hiểu chưa đúng bản chất sự việc trong dư luận cũng như gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp", kết luận của Bộ Công Thương nêu.
Hệ thống siêu thị Con Cưng vấp phải nghi vấn gian lận xuất xứ hàng hoá từ khiếu nại của một khách hàng tại TP HCM khi mua một bộ quần áo thun có mã sản phẩm CF G127011. Khách hàng này cho rằng sản phẩm đã bị cắt tem nhãn, thay thế bằng tem xuất xứ "Made in Thái Lan". Từ khi bị nghi vấn, phía Con Cưng liên tục bác bỏ và đưa ra bằng chứng khẳng định mình không bán hàng giả, hàng nhái trong các thông cáo phát đi.
Kết luận kiểm tra về chấp hành pháp luật sản xuất, kinh doanh của Con Cưng được Bộ Công Thương công bố giữa tháng 8, doanh nghiệp này không vi phạm bán hàng giả mạo xuất xứ như nghi vấn trước đó, mà chỉ mắc lỗi trong khuyến mãi, thương mại điện tử...
Anh Minh
Con buôn và con cưng
Một số chỉ tay vào mặt tôi, hét lên: “Ê, thằng con nhà giàu!”, và chúng tránh xa “thằng nhà giàu”. Ngay hôm sau, chiếc ... |
Hết thời "con cưng", đại gia bất động sản đua nhau làm công nghệ
Khi thị trường nhà ở bắt đầu đi xuống, các doanh nghiệp bất động sản lớn tại Trung Quốc đang dịch chuyển đầu tư sang ... |
Ngày đăng: 22:02 | 30/05/2019
/ https://kinhdoanh.vnexpress.net