Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố kết quả nghiên cứu sơ bộ về biến thể mới XE của virus SARS-CoV-2, trong đó qua phân tích 600 mẫu, XE được ước tính lây lan trong cộng đồng cao hơn khoảng 10% so với biến thể BA.2 của Omicron.
Cho đến nay, có 3 loại virus tái tổ hợp được biết tới nhiều. Đó là XD, XF (kết hợp giữa bộ gen của Delta và biến thể gai của Omicron BA.1) hay còn gọi là Deltacron.
Loại thứ 3 là XE (lai giữa 2 nhánh BA.1 và BA.2 của biến thể Omicron).
Tổ chức Y tế Thế giới công bố một số phát hiện sơ bộ về XE: “Tái tổ hợp XE lần đầu tiên được phát hiện ở Vương quốc Anh vào ngày 19/1 và đã ghi nhận hơn 600 mẫu”.
“Các ước tính ban đầu cho thấy lợi thế về tỷ lệ lây lan cộng đồng của XE là 10% so với BA.2. Tuy nhiên, cần thêm bằng chứng cho phát hiện này”.
Nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về biến thể XE:
- Là biến thể tái tổ hợp hai dòng BA.1 và BA.2 của Omicron
- Được phát hiện lần đầu tiên ở Vương quốc Anh vào ngày 19/1, đã ghi nhận hơn 600 ca nhiễm qua giải trình tự gen
- Ước tính ban đầu cho thấy, XE có khả năng lây nhiễm cao hơn 10% so với BA.2. Tuy nhiên, phát hiện này cần thêm bằng chứng.
- XE được xếp vào nhóm thuộc biến thể Omicron cho đến khi tìm ra sự khác biệt đáng kể về đặc điểm lây truyền và mức độ nghiêm trọng.
BA.2, một dòng của biến thể Omicron, đang là chủng virus chiếm ưu thế nhất, chiếm 86% tổng số trường hợp Covid-19 được giải trình tự.
Mặc dù XE chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ vào thời điểm hiện tại, nhưng khả năng lây truyền cao của biến thể này có thể đồng nghĩa với khả năng thống trị trong tương lai gần.
WHO lưu ý, cho đến khi giới khoa học có thể phát hiện "sự khác biệt đáng kể về đặc điểm lây truyền và mức độ nghiêm trọng", XE sẽ vẫn được phân loại là một phần của biến thể Omicron.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, biến chủng XE xuất hiện từ tháng 1, là một dạng biến thể tái tổ hợp, kết hợp của các dòng BA.1 và BA.2 của Omicron. Do đó, có thể coi XE là một "tiểu biến chủng" của Omicron.
Để nhận định biến thể XE mới của virus SARS-CoV-2 có đáng lo ngại hay không, PGS Dũng cho rằng cần phải nhìn ở 4 đặc tính, đó là: tốc độ lây lan, khả năng kháng thuốc, khả năng chống vaccine và khả năng gây nặng.
Từ những phân tích trên, chuyên gia nhận định không cần quá lo lắng và cũng không phải thay đổi gì trong biện pháp chống dịch. Hiện nay, làn sóng dịch của nước ta có khuynh hướng đi xuống, đã bắt đầu qua đỉnh dịch. Đặt giả thuyết nếu biến chủng XE gây lây lan nhiều hơn thì dịch chỉ đi xuống chậm hơn, nhưng vẫn theo chiều hướng này.
Dù vậy, PGS Dũng nhấn mạnh, virus SARS-CoV-2 sẽ không dừng lại nếu vẫn còn việc lây nhiễm mới. Nghĩa là mỗi lần có lây nhiễm, virus sẽ luôn luôn có hiện tượng tái tổ hợp, sản sinh ra đột biến và từ đó tiềm ẩn khả năng xuất hiện biến thể mới.
PV (th)
TP.HCM chưa ghi nhận biến thể mới XE của virus SARS-CoV-2 |
Chưa thể kết luận Omicron là biến chủng kết thúc đại dịch |
Trung Quốc sắp tung ra vaccine COVID-19 nâng cấp nhằm vào biến thể Omicron |
Ngày đăng: 11:24 | 05/04/2022
/ Nghề nghiệp và cuộc sống