Bí thư Thành uỷ Hà Nội cho hay, việc sắp xếp, tinh giản biên chế phải minh bạch, đừng vì người này hạ người khác xuống.
Ông Hoàng Trung Hải trao đổi bên lề QH sáng nay với báo chí về quá trình sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế ở Hà Nội.
Hôm nay chức này, mai chức khác là bình thường
Qua gần 2 năm thực hiện nghị quyết 39, TP Hà Nội đã giảm được hàng trăm phòng ban, trưởng phó phòng và 1.000 cán bộ, công chức. Quá trình thực hiện như vậy, cán bộ, công chức có tâm tư gì không, thưa ông?
Quá trình sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế bao giờ cũng có tâm tư trong đội ngũ cán bộ, công chức. Nếu như quá trình này làm tốt công tác tuyên truyền, cán bộ công chức thấy hợp lý thì họ cũng chia sẻ và cùng hi sinh.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải |
Hà Nội đã tuyên truyền, minh bạch nên anh em không tâm tư. Như quá trình sắp sếp Ban quản lý dự án của TP, có người nói là hợp lý bởi cả năm họ chỉ có 1-2 dự án, trong khi phải nuôi mấy chục người.
Thực tế, một người đang là trưởng phòng đưa xuống làm phó phòng, phó phòng làm chuyên viên thì ai cũng có tâm tư, bởi phía sau họ có cả gia đình, vợ con. Điều này cũng phải làm cho người ta hiểu, chia sẻ với mình, thậm chí cả gia đình họ cũng phải được giải thích.
Việc sắp xếp nhân sự như hôm nay làm chức này, ngày mai làm chức khác cũng là chuyện bình thường, không phải cái gì ghê gớm. Đây cũng không phải kỷ luật mà là sắp xếp lại vị trí không còn cần thiết nữa trong bộ máy.
Qua thực tế cho thấy, việc sắp xếp đó phải minh bạch, đừng vì người này hạ người khác xuống, tránh để mọi người cảm thấy bị đối xử không công bằng. Đây là vấn đề khó, Hà Nội vẫn đang tiếp tục thực hiện, bởi nhiều vấn đề tồn tại trong những năm qua phải giải quyết dần dần chứ không phải một mẩu giấy A4 là làm xong.
Cơ chế tự nguyện
Quá trình sắp xếp như vậy có tác động gì đến vận hành của bộ máy hành chính TP hay không?
Sắp xếp, tinh giản bộ máy như vậy thấy rõ hiệu quả tốt hơn, khối lượng công việc làm được nhiều hơn, trong khi số người ít hơn, đặc biệt các đầu mối ít hơn.
Tuy nhiên, như tôi nói, vấn đề này đòi hỏi cả một quá trình chứ không phải ngay một lúc mà thể hiện được.
Trong báo cáo giám sát của Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội, một trong những vấn đề được chỉ rõ phần lớn đối tượng tinh giản là người về hưu chứ không phải là người có năng lực yếu kém. Ông nghĩ thế nào về việc này?
Quá trình thực hiện nghị quyết 39 trong vòng 5 năm, chứ không phải 1-2 năm mà đã xuống 10%. Nhiệm vụ thực hiện giảm 10%, trong đó có cả lực lượng sự nghiệp, chứ không phải chỉ có công chức.
Hiện TP Hà Nội đang đề nghị Chính phủ cho xây dựng cơ chế tự nguyện. Tức một người tự nguyện xin nghỉ làm việc thì có cơ chế hỗ trợ thêm như thế nào ngoài những chính sách của Nhà nước. Thường các nước làm theo sơ đồ như vậy, đây là sơ đồ rất nhân văn.
Đại biểu Quốc hội đề nghị giảm số lượng cấp phó
Báo cáo giám sát của Quốc hội cho rằng dù nhiều bộ, ngành địa phương thừa lãnh đạo nhưng vẫn thiếu cấp phó... đi họp. ... |
Cải cách bộ máy: Mấy chục năm vẫn loay hoay
Mấy chục năm qua, chúng ta vẫn loay hoay với sắp xếp tổ chức bộ máy, nhập bộ này, tách bộ kia, bao nhiêu bộ ... |
Giảm tối thiểu 400.000 biên chế trong bốn năm tới
Thu gọn cấp xã, tổ chức linh hoạt sở ngành, giảm đơn vị trực thuộc bộ... là giải pháp được nêu trong Nghị quyết của ... |
Cứ 40 người dân nuôi 1 công chức!
Một nghịch lý là chủ trương tinh giản biên chế, bộ máy hành chính được đặt ra từ nhiều năm qua, nhưng càng ngày càng ... |
(http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/tinh-gian-bien-che-dung-vi-nguoi-nay-ha-nguoi-khac-407757.html)
Ngày đăng: 12:14 | 30/10/2017
/ Theo Hương Quỳnh/VietNamnet.vn