PGS-TS Bùi Hiền chia sẻ, ông biết có người sử dụng ý tưởng cải tiến chữ viết của mình với mục đích kinh doanh. Dù không hài lòng, nhưng ông cũng không phản đối, bởi cho rằng chuyện vi phạm bản quyền đã xảy ra quá thường xuyên ở Việt Nam.
Những tranh cãi về công trình nghiên cứu cải tiến chữ viết của PGS-TS Bùi Hiền - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội - vẫn chưa dứt. Nhất là mới đây, ông vừa công bố phần 2 của nghiên cứu, với nhiều “phát kiến” mới như “Tiếng Việt" sẽ chuyển đổi thành "Tiếw Việt", X đọc thành "khờ" và nhiều thay đổi khác.
Theo PGS-TS Bùi Hiền, chữ viết cải tiến của ông dễ học, dễ nhớ, dễ đọc, dễ viết. Dư luận e ngại rằng nếu cải tiến chữ viết sẽ “lợi bất cập hại” vì phải in lại toàn bộ sách báo, ấn phẩm, sách giáo khoa, PGS Bùi Hiền cho rằng, không phải in lại, mọi người cứ yên tâm sử dụng tất cả những thứ đó cho đến hết đời, sẽ chỉ in chữ cải tiến với các tài liệu mới, báo chí, giấy tờ, công văn mới.
Dù vậy, nhiều người vẫn cho rằng, đề xuất của PGS Bùi Hiền rất khó khả thi, sẽ gây bất ổn xã hội, dù ghi nhận công sức, tâm huyết nghiên cứu của ông.
Bên cạnh việc tranh cãi, những ngày qua, trên mạng xã hội đã xuất hiện những phần mềm chuyển đổi chữ “ăn theo” đề xuất của PGS Bùi Hiền.
Các bạn trẻ rộ lên trào lưu thay tên đổi họ của mình theo quy tắc viết chữ mới. Chỉ cần gõ tên, phần mềm sẽ tự động chuyển tên Tiếng Việt sang thành tên “Tiếq Việt” theo đề xuất đang tranh cãi.
Chia sẻ với Lao Động về điều này, PGS-TS Bùi Hiền cho rằng, nếu các bạn trẻ truyền tay nhau, truyền miệng nhau dùng chữ mới để sau này tất cả mọi người cùng dùng, cùng chấp nhận, thì đó là điều rất mừng.
“Có điều, họ không chỉ viết, mà còn dùng công trình nghiên cứu của tôi chuyển thành phần mềm để kinh doanh. Tôi biết hết. Đáng lẽ nếu ai muốn sử dụng công trình của tôi thì phải xin phép. Đó là cách thể hiện sự tôn trọng với tác giả. Chứ không thể dùng sản phẩm sáng tạo của người khác rồi tự ý chế biến thành của mình, sau đó mang đi kinh doanh được” - PGS Bùi Hiền nói thêm.
Dù vậy, ông cho biết, không trách những người đang “ăn theo” ý tưởng cải tiến chữ viết của mình.
“Vấn đề bản quyền ở Việt Nam còn khó khăn lắm. Dù không hài lòng nhưng tôi không phản đối. Chắc họ phải thấy được vấn đề tích cực trong công trình của tôi thì mới ứng dụng, mới chế tạo ra các phần mềm chuyển đổi chữ như thế” - tác giả đề xuất cải tiến chữ viết chia sẻ.
Ông cũng cho biết, đã đăng cả công trình cải tiến chữ viết lên facebook cá nhân để bạn bè, các nhà khoa học cùng góp ý. Nếu ý kiến hợp lý, ông sẽ tiếp thu để chỉnh sửa, tiếp tục hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình.
6 bất hợp lý khiến đề xuất cải tiến chữ viết của PGS Bùi Hiền khó khả thi
TS Trịnh Thu Tuyết (nguyên giáo viên Ngữ văn trường THPT Chu Văn An, Hà Nội) đã chỉ ra 6 bất cập trong phương án ... |
Đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ không giúp dễ đọc, dễ nhớ
Việc tăng số lượng chữ cái, thay thế cách biểu đạt một số chữ ghép xa rời hệ Latin gốc sẽ càng gây khó khăn ... |
Ngày đăng: 17:00 | 31/12/2017
/ Lao động