Nếu em không chọn nghề giáo mà một nghề khác (y, dược…) như bao bạn bè thì giờ em đâu long đong, lận đận như vậy?

Sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí, bên cạnh đó còn được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả sinh hoạt phí trong thời gian học tập tại trường. Đây là nội dung của Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, sinh hoạt phí đối với sinh viên sư phạm vừa được Chính phủ ban hành ngày 25/9.

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: etep.moet.gov.vn.

Mức hỗ trợ chi phí sinh hoạt được áp dụng thống nhất trong năm học và hàng năm được điều chỉnh theo tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng thực tế năm trước liền kề với năm học hiện tại do Nhà nước công bố.

Có thể nói, với sự hỗ trợ thế này sẽ có không ít học sinh giỏi con nhà nghèo, gia đình khó khăn hoặc đang lâm vào tình cảnh ngặt nghèo sẽ từ bỏ ước mơ cuộc đời để vào ngành sư phạm.

Kịch bản này sẽ được lặp lại như hơn mười năm về trước. Để rồi có biết bao giáo viên vào ngành không phải vì ước mơ làm nhà giáo mà chỉ vì được miễn tiền học phí?

Và có biết bao sinh viên giỏi ra trường nhưng vì một lý do gì đó thi tuyển vào ngành không đỗ để uổng phí cả tài năng. Và rồi, khi ân hận, nuối tiếc thì mọi chuyện cũng đã muộn rồi.

Câu chuyện buồn về một học sinh giỏi chọn đi sư phạm chỉ vì được miễn học phí

Thầy Lê Quốc Trung, Phó hiệu trưởng Trường chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, tỉnh Kiên Giang kể rằng:

Ấy vậy mà có một bạn nữ đi sư phạm Toán, bạn này học giỏi, siêng năng, tư duy tốt, chữ nghĩa đẹp, ...nhiều ưu điểm cho một giáo viên tốt trong thì tương lai. Lý do: Miễn học phí, ra trường có chỗ dạy.Năm 2000, mình chủ nhiệm lớp chuyên toán. Đa phần các em chọn nghề đều theo y, dược, ngân hàng, bách khoa....và mình không "định hướng" bạn nào đi sư phạm....vì mình không muốn "lừa" tụi nhỏ....

Rồi chuyện gì xảy ra? Thấm thoát 4 năm cũng học xong.

Em háo hức, với niềm tin hừng hực, một rừng nhiệt huyết dâng trào được trở về trường cũ với tấm bằng đại học sư phạm Toán loại giỏi.

Em dự thi...rồi giám khảo chấm em rớt...Em chưa hết bàng hoàng.

Em quyết tâm cao hơn nữa...Em lên Cần Thơ dạy kèm, ôn thi cao học và thi đậu.

Lúc này, bạn em đã có việc làm ổn định, có gia đình, có thu nhập ổn định rồi. Còn em quyết tâm học xong cao học, tốt nghiệp lại về tỉnh nhà thi tuyển giáo viên.

Một lần nữa em lại....rớt, em lại quay về Cần Thơ dạy kèm rồi lập gia đình về một huyện xa, một xã nhỏ với một ngôi trường be bé dạy toán.

Lời xin lỗi của thầy chủ nhiệm

Thầy xin lỗi em điều gì? Thầy xin lỗi em, thầy không đủ khả năng để lo cho em ăn học 4 năm đại học tại thời điểm đó chỉ vì cái lý do "Miễn học phí" của em !.

Thầy xin lỗi em, thầy không đủ "mối quan hệ" để can thiệp và tâm tình với giám khảo để có cái nhìn đúng về năng lực cả quá trình của em.Thầy xin lỗi em, thầy không đủ uy tín để kết nối với một mạnh thường quân hoặc một tổ chức để lo cho em ăn học 4 năm đại học.

Thầy xin lỗi em, thầy không đủ "bản lĩnh" để can thiệp "mạnh mẽ" vào việc chọn nghề dạy toán của em ....vì sao lại cứ yêu toán đến thế cơ chứ...cho long đong đến vậy....?

Thầy xin lỗi em, thầy đã không đóng tròn vai của người đưa đò trọn vẹn!

Nếu em không chọn nghề giáo mà một nghề khác (y, dược…) như bao bạn bè thì giờ em đâu long đong, lận đận như vậy?

3,63 triệu đồng/tháng và ước mơ vào đại học

Câu chuyện trên đã cho ta thấy, nhà nước có chính sách thu hút nhân tài vào ngành sư phạm, nhưng lại chưa có hành lang hỗ trợ tuyển dụng họ.

Vì chuyện này, một số sinh viên nghèo dù học rất giỏi cũng khó có cơ hội đứng vào nghề. Đây chính là sự thiệt thòi lớn nhất của ngành giáo dục.

Với chính sách thu hút như thế, chắc rằng nhiều học sinh giỏi sẽ chọn sư phạm nhưng không vì đam mê mà vì học phí. Khi nhà giáo thiếu đi tình yêu, lòng nhiệt huyết với nghề thì có là giáo viên giỏi sự cống hiến vẫn bị hạn chế.

Có nên đào tạo sư phạm giống ngành y? Có nên đào tạo sư phạm giống ngành y?
Sinh viên sư phạm được hỗ trợ bao nhiêu? Sinh viên sư phạm được hỗ trợ bao nhiêu?
Bỏ chính sách miễn học phí với sinh viên sư phạm theo Luật Giáo dục mới Bỏ chính sách miễn học phí với sinh viên sư phạm theo Luật Giáo dục mới

Ngày đăng: 08:39 | 23/11/2020

/ giaoduc.net.vn