Mọi toán biệt kích mà CIA và VNCH đưa ra miền Bắc đều bị bắt ngay sau khi vừa nhảy dù. Những nhóm này được miền Bắc giữ kín thân phận, coi như đã xâm nhập thành công và điện về tổng hành dinh các cuộc hành quân để “đón tiếp” những toán biệt kích tiếp theo.
Theo đánh giá của chính người Mỹ và Việt Nam Cộng hòa (VNCH), các bên tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam, bao gồm cả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) đều sử dụng tình báo đến “mức độ tinh vi”. Nhà nghiên cứu Lâm Vĩnh Thế, một người có điều kiện tiếp xúc nhiều nguồn tài liệu từ chế độ Sài Gòn và đồng minh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam trước đây đã có một nghiên cứu tổng hợp về vấn đề này, trong đó có nêu chi tiết về những chiến dịch tình báo thất bại mà Mỹ và VNCH đã thực hiện tại miền Bắc và chiến trường miền Nam Việt Nam. Tạp chí Khám phá trân trọng trích đăng, gửi tới bạn đọc góc nhìn khá thú vị về Tình báo trong chiến tranh Việt Nam. Qua đó, chúng ta có thể hình dung ra tầm vóc cuộc chiến và những chiến công mà Tình báo Quốc phòng Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đạt được trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn dân ta.
CIA, thật ra, đã chuẩn bị từ trước. Họ đã tuyển người (tất cả đều là người gốc Miền Bắc), huấn luyện (tại căn cứ huấn luyện ở Long Thành, về sau trở thành Trung tâm huấn luyện Quyết Thắng) và chuẩn bị cho chuyến xuất phát đầu tiên vào ngày 27.5.1961. Toán biệt kích gồm 4 người này được đặt bí danh là CASTOR, với người chỉ huy là Trung sĩ Hà Văn Chấp, cùng 3 toán viên là Ðinh Văn, Quách Thưởng và Phạm Công Thương, được thả xuống vùng đồi 828, thuộc tỉnh Sơn La.
Người phi công lái chiếc máy bay C-47 chở toán CASTOR đó chính là Tướng Nguyễn Cao Kỳ (lúc đó ông còn mang lon Thiếu tá và là Chỉ huy trưởng Liên đoàn vận tải của Không quân VNCH).
Vũ khí, trang bị của một biệt kích VNCH khi nhảy dù xuống miền Bắc
Toán CASTOR không tồn tại được lâu, họ bị Công An vũ trang của miền Bắc phát hiện, bao vây và đã phải đầu hàng sau 3 ngày. Cũng như với vụ ARES, Bắc Việt cũng giữ kín vụ bắt được toán CASTOR. CIA hoàn toàn không nghi ngờ gì cả và tiếp tục gửi toán thứ nhì gồm 3 người với bí danh là ECHO vào ngày 2.6.1961.
Còn tệ hơn toán CASTOR, cả toán ECHO 3 người này đều bị bắt vào ngay hôm sau. CIA không biết là toán ECHO đã bị địch bắt và 12 ngày sau lại gửi toán thứ ba, bí danh DIDO, gồm 4 người thuộc sắc dân thiểu số Thái Ðen, vào Lai Châu. Lần này, phi công của chiếc máy may C-47 vẫn là Thiếu Tá Nguyễn Cao Kỳ.
Toán DIDO cũng không may mắn hơn toán ECHO. Họ bị bắt hết tại biên giới Việt-Lào vào khoảng 10 ngày sau. Khoảng hơn một tháng sau ngày toán CASTOR nhảy xuống Sơn La, ngày 29.6.1961, đài tiếp vận BUGS của CIA ở Philippines nhận được điện của CASTOR. Không biết CASTOR đã bị bắt và hàng địch, CIA rất vui mừng và thông báo cho CASTOR biết 4 ngày sau sẽ gửi đồ tiếp tế cho CASTOR.
Máy bay C-47, chuyên chở biệt kích VNCH nhảy dù xuống miền Bắc
Theo kế hoạch, chuyến bay này sẽ lại do Thiếu tá Nguyễn Cao Kỳ điều khiển nhưng vào giờ chót đã có sự thay đổi và phi công là Trung úy Phan Thanh Vân. Chiếc C-47 này đã bị đơn vị phòng không của Bắc Việt bắn hạ khi bay ngang không phận của Hòn Né, gần bờ biển của tỉnh Ninh Bình, và rớt trong một khu đồn điền cách bờ biển khoảng 20 km. Tất cả phi hành đoàn đều bị thương, sau đó có 4 người chết vì vết thương quá nặng, 3 người còn sống bị đưa ra tòa xét xử vào tháng 11.1961.
Ðể tiếp tục đánh lừa CIA và cơ quan tình báo của VNCH về CASTOR, miền Bắc đã dàn cảnh cho 3 người này khai trước tòa là phi vụ của họ là để tiếp tế cho 1 toán biệt kích trong vùng tỉnh Hòa Bình (chứ không phải cho toán CASTOR ở Sơn La). Phòng 45 của Trung tá Lê Quang Tung và CIA tin là toán CASTOR chưa bị lộ thân phận, chương trình cài biệt kích này đã thành công nên lại tiếp tục gửi các toán biệt kích ra Bắc.
Toán biệt kích kế tiếp mang bí danh là EUROPA và gồm 5 người gốc Mường. Lần này, phi cơ được sử dụng là loại C-54, phi công vẫn là ông Kỳ, lúc này đã thăng lên cấp Trung tá. Chiếc C-54 bay thẳng từ Sài Gòn (không cần phải ghé để được tiếp nhiên liệu như chiếc C-47 của các lần trước) ra Bắc và thả toán EUROPA xuống vùng Hòa Bình.
Sau C-47, máy bay C-54 cũng được dùng để đưa biệt kích ra miền Bắc.
Ngày hôm sau cả toán EUROPA 5 người Mường này đều bị bắt. Lại dùng phương thức cũ, tình báo miền Bắc lại để cho người của toán EUROPA gửi điện về. CIA và Phòng 45 lại tin là thêm một phi vụ thành công nữa.
Việc đưa biệt kích ra Bắc lại được CIA tiếp tục với các toán ATLAS (tháng 3.1962), REMUS (tháng 4.1962), TOURBILLON (tháng 5.1962), và EROS (tháng 6-1962), và cũng như các toán trước, các toán này đều bị Công an vũ trang của miền Bắc phát hiện, truy lùng và bắt giữ hết.
Kể từ mùa Hè năm 1962, Chính phủ Hoa Kỳ giao lại công tác thực thi NSAM 55, 56 và 57 cho Bộ Quốc phòng, và CIA chỉ còn giữ vai trò yểm trợ. Phái bộ quân sự Mỹ tại VN, MACV (thành lập ngày 8.2.1962 thay thế cho MAAG = Military Assistance Advisory Group) cho thành lập đơn vị SOG (lúc đầu mang tên là Special Operations Group, sau đổi tên lại là Studies and Observations Group).
Thành viên của SOG hoàn toàn là người tình nguyện, phần lớn thuộc Lực Lượng Ðặc Biệt của quân đội Mỹ. Trong thời gian 1962-1963, VNCH trải qua nhiều xáo trộn chính trị nghiêm trọng. Vì những xáo trộn chính trị này của VNCH, nên mãi đến tháng 4.1964, SOG mới triển khai hoạt động với các đơn vị của cơ quan tình báo mới của QLVNCH là Nha Kỹ thuật thuộc Bộ Tổng tham mưu.
Việt Nam Cộng hòa đưa biệt kích xâm nhập miền Bắc
Trong thập niên 1960, VNCH, với sự yểm trợ tích cực về tài chính và kỹ thuật của CIA đã gửi nhiều điệp viên và ... |
Đặc nhiệm SEAL bị nghi siết cổ đồng đội đến chết
Hai đặc nhiệm SEAL thuộc Hải quân Mỹ bị tình nghi giết một lính biệt kích Mũ nồi Xanh đang thực hiện nhiệm vụ tại ... |
Ngày đăng: 19:00 | 12/02/2018
/ http://danviet.vn