Hiện chưa có bằng chứng khoa học thuyết phục nào về sự lây bệnh Whitmore giữa người với người hoặc từ động vật sang người qua con đường không khí.

Whitmore còn gọi là bệnh melioidosis, đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn, đặc biệt loại vi khuẩn này có thể sống nhiều năm trong đất và nước bị ô nhiễm.

Whitmore không phải bệnh mới và hiếm gặp mà đây là bệnh bị "bỏ quên" trong cộng đồng. Bệnh này được phát hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1911 bởi nhà khoa học người Anh tên là Alfred Whitmore (đó là lý do vì sao tên bệnh được gọi là Whitmore), còn ở Việt Nam bệnh này xuất hiện từ 1936, có một số thông tin là từ năm 1925 ở Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh nhân mắc bệnh Whitmore (Ảnh minh họa: vtv.vn).

Gần đây bệnh Whitmore có dấu hiệu quay trở lại với số người mắc cao, mức độ bệnh nặng, gây tử vong nhanh.

Trường hợp đầu tiên là bệnh nhi Nghiêm Thanh T., 14 tuổi (trú tại Đức Thọ, Hà Tĩnh) điều trị 50 ngày. Hiện tại, sức khỏe ổn định và đã xuất viện.

Hai trường hợp còn lại là các bệnh nhi Hoàng Văn C., 10 tuổi (trú tại Thanh ngọc, Thanh Chương, Nghệ An) và Nguyễn Công H., 11 tuổi (trú tại Công Thành, Yên Thành) hiện đang được theo dõi và điều trị tại Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An.

Ba trường hợp đều đến viện trong tình trạng áp xe viêm tuyến nước bọt màng tai, bệnh tình đã nặng vì cứ điều trị tại nhà do lầm tưởng mắc quai bị. Tuy nhiên, khi được các bác sĩ cấy mủ, xét nghiệm máu thì phát hiện dương tính với Whitmore. [1]

Bác sĩ Quế Anh Trâm, Trưởng khoa bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa Nghệ An đánh giá:

“Hiện nay bệnh viện tuyến dưới không đủ khả năng phát hiện ra vi khuẩn Whitmore. Vì vậy, những trường hợp chuyển lên tuyến tỉnh hay tuyến Trung ương hầu như các bệnh nhân đều ở giai đoạn nặng.

Có những trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn rất khó điều trị, thậm chí nhiều trường hợp tử vong”. [2]

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), con người và động vật có thể mắc bệnh Whitmore khi tiếp xúc trực tiếp với đất và nước bề mặt bị nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei.

Ngay cả người hoàn toàn khỏe mạnh cũng có thể bị nhiễm bệnh, song đối tượng dễ bị căn bệnh này tiến công nhất là người có hệ thống miễn dịch suy yếu, người mắc các bệnh mãn tính như ung thư, phổi, bệnh gan, tiểu đường, bệnh thận và cả HIV.

Cao điểm của các ca bệnh Whitmore thường xảy ra vào mùa mưa, tập trung từ tháng 7 đến tháng 11.

Triệu chứng bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng và dễ nhầm với nhiều bệnh khác.


Bệnh Whitmore xuất hiện tại Việt Nam, nguy hiểm như thế nào?

Bệnh có biểu hiện ở vị trí khác nhau và có các triệu chứng khác nhau nên thường dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của nhiễm trùng thông thường khác như: quai bị, áp xe, viêm tấy...

Chẩn đoán chính xác bệnh phải dựa trên các xét nghiệm phân lập và định danh vi khuẩn trong các mẫu bệnh phẩm máu, mủ, đờm, nước tiểu, hoặc dịch não tủy.

Tỉ lệ tử vong của Whitmore là 40-60%, bệnh nhân có thể tử vong trong 1 tuần với các trường hợp nặng bị nhiễm khuẩn cấp.

Phương pháp điều trị bệnh Whitmore

Hiện chưa có vaccine phòng và điều trị bệnh Whitmore. Khi nhiễm bệnh, bệnh nhân chỉ có thể điều trị qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: tối thiểu 10 đến 14 ngày dùng kháng sinh truyền tĩnh mạch (IV). Điều trị bằng kháng sinh này có thể kéo dài tới tám tuần.

- Giai đoạn 2: là 3 đến 6 tháng của một trong hai kháng sinh đường uống.

Cách phòng ngừa bệnh Whitmore

Các chuyên gia khuyến nghị người dân nên chủ động phòng bệnh. Cụ thể, nên hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng; sử dụng giày, dép và găng tay đối với người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, đặc biệt với người có nguy cơ cao.

Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, cần sử dụng băng chống thấm và rửa sạch vết thương để bảo đảm vệ sinh.

Người có bệnh mạn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei và điều trị kịp thời.

An Nhiên  24/11/2019

Bệnh Whitmore nguy hiểm, nhưng hoàn toàn phòng tránh được

Sự việc 2 chị em ruột trong một gia đình ở Sóc Sơn (Hà Nội) liên tiếp tử vong vì mắc bệnh Whitmore đã khiến ...

Hai trẻ trong cùng một gia đình tử vong vì bệnh Whitmore

Trên địa bàn xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội vừa ghi nhận trường hợp tử vong do liên quan đến vi khuẩn Whitmore.

Vi khuẩn Whitmore và vi khuẩn "ăn thịt người" có phải là một?

Thông tin  vi khuẩn “ăn thịt người”  đang khiến cho người dân hoang mang. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, gán cho con vi khuẩn ...

Ngày đăng: 09:00 | 24/11/2019

/ giaoduc.net.vn