Tăng huyết áp không đơn thuần là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch tăng, nó còn xem như “kẻ giết người thầm lặng”. Bởi chúng thường diễn biến âm thầm và không có triệu chứng cảnh báo trước nào. Đến khi phát hiện thì đã bị mắc các biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc phải chịu thương tật suốt đời. Đặc biệt trong những năm gần đây, bệnh tăng huyết áp có xu hướng trẻ hóa, có bệnh nhân chỉ mới 20 tuổi, tỷ lệ tiền tăng huyết áp cũng gia tăng nhanh chóng.
Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh lý tim mạch. Các biến chứng điển hình nhất là: Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, nhũn não, xuất huyết não, mờ mắt, bệnh động mạch ngoại vi, phình hoặc phình tách thành động mạch, giảm thị lực dẫn tới mù loà... Đây là những biến chứng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, có khả năng gây tàn phế và trở thành gánh nặng về tinh thần cũng như vật chất đối với gia đình bệnh nhân và xã hội.
Nước ta có 1/5 dân số mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Tỷ lệ tăng huyết áp ở những người từ 25 tuổi trở lên chiếm 25,1%. Theo thời gian, nếu không được theo dõi và kiểm soát tốt sẽ gây ra các biến chứng về tim mạch, đột quỵ và thận, mà nó còn kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp đến tim và động mạch. Việc hiểu biết một cách đầy đủ về bệnh sẽ giúp phát hiện sớm bệnh, điều trị một cách đầy đủ và có hiệu quả nhằm hạn chế tối đa các biện chứng của bệnh. Không ít trường hợp bệnh nhân thấy có triệu chứng đau đầu thì cũng là lúc phát hiện mình bị xuất huyết não, khả năng cứu chữa vô cùng mong manh.
Trên thực tế, có nhiều bệnh nhân bị tăng huyết áp trong nhiều năm mà không hề hay biết. Theo thống kê của Hội Tim mạch Việt Nam, gần 60% người bị tăng huyết áp ở Việt Nam chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận thêm khoảng 200.000 ca đột quỵ mới, 80% trong đó là người bị tăng huyết áp. Tỷ lệ mắc bệnh rất cao ở những người lớn tuổi và đang có xu hướng tăng nhanh trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam.
Bệnh lý này được xếp cùng nhóm với các rối loạn, bệnh lý nguy hiểm khác như béo phì, tiểu đường týp 2, cholesterol cao.
Một số loại tăng huyết áp
1, Tăng huyết áp thứ phát (là triệu chứng của một số bệnh khác): liên quan đến một số bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết chiếm đến 90% các trường hợp.
2, Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường.
3, Tăng huyết áp khi mang thai: Bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật. Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai. huyết áp của người bệnh có thể tăng cao đột ngột gây đột quỵ chảy máu não hoặc nhồi máu não.
4, Yếu tố di truyền trong gia đình cũng có thể dẫn đến nguyên nhân mắc bệnh...
Đối với nhiều bệnh nhân tăng huyết áp nhẹ, chỉ việc thay đổi lối sống đã có thể làm cho huyết áp trở về bình thường. Nhưng tâm lý chủ quan vì xem nhẹ mức độ nguy hiểm của bệnh khiến nhiều người mắc phải những sai lầm nghiêm trọng: Bỏ thuốc ngay khi thấy huyết áp hạ hay khi gặp tác dụng phụ, tự ý tăng liều thuốc để hạ nhanh huyết áp, không theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, chưa chủ động phòng ngừa các biến chứng bệnh, và sử dụng Đông Tây y kết hợp để duy trì huyết áp mục tiêu....
Việc điều trị tăng huyết áp nhằm 2 mục đích: Phòng ngừa lâu dài các biến chứng của bệnh và nếu đã xảy ra các biến chứng thì điều trị tích cực chống tái phát và hạn chế tối đa tiến triển của bệnh.
Nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị tăng huyết áp là “điều trị suốt đời”. Chỉ có tuân thủ chế độ điều trị thích hợp mới giảm được các tai biến do tăng huyết áp.
Từ bỏ các thói quen nguy hại: hút thuốc lá; uống các chất kích thích như rượu, café, bia, trà …Thói quen ăn mặn, thức ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, thịt muối, lạp xưởng, xúc xích vì đây đều là những thực phẩm này đều chứa tỉ lệ muối và chất bảo quản cao.
Thường xuyên vận động, giảm cân nặng (nếu có). Hạn chế ăn mỡ động vật và các thức ăn giàu cholesterol (như nội tạng). Các loại thịt đỏ nhiều đạm như: thịt bò, cừu, dê, chó sẽ làm tăng cholesterol, Gia vị cay nóng sẽ làm hưng phấn thần kinh, gây mất ngủ, rối loạn nhịp tim dẫn đến tăng huyết áp nên cần tránh sử dụng.
Thuốc tây y có tác dụng nhanh trong hạ huyết áp, nhưng có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn như: Nổi mẩn ngứa, ho, nhức đầu, khó thở và ảnh hưởng tới chức năng gan, thận.
Trong điều trị nên kết hợp Đông Tây y trong điều trị không chỉ giúp kiểm soát tốt huyết áp, cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh tăng huyết áp mà còn phòng ngừa các biến chứng của bệnh, trong đó có đột quỵ. Đây cũng là xu hướng chung của Y học hiện đại vì phát huy được thế mạnh của cả y học cổ truyền và y học hiện đại, nâng cao hiệu quả điều trị.
“Xưa kia cha ông ta đã có rất nhiều bài thuốc điều trị chứng huyễn vựng (tăng huyết áp) như: Thiên ma câu đằng ẩm, Lục vị quy thược, Bán hạ bạch truật thiên ma thang, Giáng áp hợp tễ... Trong đó nổi tiếng là bài "Giáng áp hợp tễ".
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính, nếu muốn ổn định huyết áp và phòng ngừa đột quỵ, người bệnh phải sử dụng thuốc điều trị huyết áp suốt đời kết hợp điều chỉnh lối sống theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh thường hay mắc sai lầm rất nguy hiểm đó là khi huyết áp ổn định bệnh nhân dừng thuốc. không lẽ dừng thuốc lại để chờ TAI BIẾN hay sao? Biện pháp hữu hiệu nhất để người bệnh tăng huyết áp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ là thường xuyên kiểm tra, chủ động kiểm soát huyết áp ở mức an toàn dưới 140/90mmHg.
Thùy Dương (tổng hợp)
Theo Nghề nghiệp & Cuộc sống
Dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn cần đi khám tăng huyết áp ngay lập tức |
Người Việt dễ đột quỵ do tăng huyết áp sáng sớm |
Người bệnh tăng huyết áp cần biết về cách \'yêu\' an toàn |
Ngày đăng: 15:42 | 29/07/2020
/