Bệnh nhân phi công đã có cử động tay chân sau hai tháng hôn mê, vẫn còn phụ thuộc hệ thống ECMO, suy giảm miễn dịch, giảm tế bào lympho máu.

Bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết bệnh nhân mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, viêm phổi do vi khuẩn Burkholderia cepacia, tổn thương thận cấp. Kết quả cấy đàm và dịch rửa phế quản đều xuất hiện vi khuẩn này. Chiều 25/5, các bác sĩ bổ sung kết hợp ba loại thuốc để tiêu diệt vi khuẩn.

Hiện bệnh nhân vẫn hôn mê, không sốt, dùng thuốc an thần song đã ngưng thuốc giãn cơ. Mạch, huyết áp ổn định, thở máy và ECMO (oxy hóa máu ngoài cơ thể), suy giảm miễn dịch.

\\"Bệnh nhân vẫn chưa ho nhưng tay chân đã cử động được\\", bác sĩ Thức nói.

Suy giảm miễn dịch là khi cơ thể giảm hay hoàn toàn không có khả năng đề kháng với sự tấn công của các tác nhân vi trùng từ bên ngoài. Do đó, cơ thể rất dễ nhiễm trùng, với mức độ nặng nề hơn người bình thường. 

Tế bào lympho là một loại tế bào bạch cầu chính trong hệ miễn dịch cơ thể, có chức năng chống nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm.

Hai ngày trước bệnh nhân đã được ngưng lọc máu.

Trước đó, bệnh nhân mắc hội chứng \\"bão cytokine\\", tức hệ miễn dịch phản ứng thái quá giải phóng nhiều cytokine chống lại cơ thể thay vì bảo vệ.

Bệnh nhân phi công hiện là ca Covid-19 nặng nhất Việt Nam. Sau 65 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, bệnh nhân âm tính nCoV 7 lần liên tiếp trong 15 ngày, chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 22/5 để tiếp tục điều trị.

\\"benh Mạch, huyết áp bệnh nhân 91 đã ổn nhưng tiên lượng vẫn nặng

Đến sáng 25.5, bệnh nhân 91 (43 tuổi, nam phi công Anh) vẫn còn hôn mê và tiên lượng nặng. 

\\"benh Bệnh viện Chợ Rẫy huy động toàn lực cứu chữa bệnh nhân 91 phi công Anh

Bệnh nhân 91 được Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận để tiếp tục điều trị nội khoa, khắc phục tình trạng nhiễm trùng, đợi ghép ...

https://vnexpress.net/benh-nhan-phi-cong-cu-dong-tay-chan-4104868.html 

Ngày đăng: 19:45 | 25/05/2020

/ vnexpress.net