Tại cuộc họp với nhóm nghiên cứu xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học mới đây, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: “Đừng quy định chung chung kiểu như học sinh phải ngoan ngoãn, lễ phép mà nên quy định cụ thể, như học sinh gặp thầy cô giáo phải dừng lại, khoanh tay chào hay giáo viên gặp học sinh phải niềm nở, vui vẻ… Có như vậy thì mọi người dễ hiểu, dễ thực hiện, giám sát và đánh giá mới được”.
Lính Pháp và người dân Hà Nội đứng chờ những học sinh Hà Nội trong trang phục truyền thống đang khoanh tay xin đi qua đường. (Ảnh: Robert Capa).
Đúng quá, thưa Bộ trưởng! Nhưng thực ra, điều Bộ trưởng yêu cầu đâu có mới! Thầy tôi - PGS.TS Hà Văn Minh - Phó Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn ĐHSP Hà Nội (sinh viên hay gọi là thầy Hà Minh) mỗi lần gặp các thầy (dù nay là đồng nghiệp, có thể là cấp dưới) vẫn dừng lại, đứng nép vào một bên cúi đầu “Em chào thầy ạ!”. Chính cái nép mình đó là một bài học sâu sắc không cần lên giảng đường cho mỗi sinh viên. Giờ mỗi lần gặp thầy Hà Minh, chúng tôi lại nép mình: “Em chào thầy ạ!”. Còn học trò để chỏm thời xưa thì đương nhiên khoanh tay chào rất chuẩn.
Con tôi hồi học mẫu giáo, về nhà bao giờ cũng khoanh tay chào ông bà, bố mẹ. Nay cháu học lớp 5 đã quên béng điều này. Thì ra, chỉ mẫu giáo các cô mới dạy.
Trẻ con Nhật bao giờ cũng rất kỷ luật và nền nếp. Việc cúi đầu cung kính chào người trên, cảm ơn người qua đường... luôn được các em thực hiện rất trân trọng, dù học mẫu giáo hay đã là sinh viên. Bởi lẽ, ở Nhật, người lớn luôn thực hiện điều đó một cách nghiêm cẩn.
Nhân cách mỗi con người phải được hình thành qua cả quá trình sống và rèn luyện, học tập, trưởng thành. Nếu người lớn không duy trì những hành động đẹp thành một nguyên tắc thì đừng hy vọng trẻ con sẽ nghiêm cẩn thực hiện.
Vậy thì điều gì khiến ngày nay thầy Bộ trưởng phải bận tâm lưu ý dạy cho trẻ con cách khoanh tay chào nhỉ? Thì ra lâu nay không ít người lớn quen nói chung chung, qua loa, bỏ rơi mất hành động đẹp đã được cha ông gầy dựng tự bao đời.
Văn hoá là dòng chảy qua các thế hệ tạo nên giá trị của một dân tộc, một quốc gia. Hình ảnh người Nhật hai tay sát mép áo, cúi đầu thật sâu chào đã trở thành hành vi văn hoá đặc trưng được lưu truyền qua bao thế hệ, tạo nên sức mạnh và lối sống của họ. Người Lào, người Thái, người Miến Điện… thì chắp tay chào. Còn người Việt?
Chúng ta là quốc gia có nền văn hoá mở của một đất nước ven biển, vì vậy, quá trình đấu tranh tiếp thu, tiếp nhận và tiếp biến văn hoá luôn diễn ra. Nhưng hoà nhập chứ không hoà tan. Mình nên có cách chào nhau thế nào cho thống nhất chứ? Bộ trưởng đã chỉ đạo học sinh phải khoanh tay chào thầy cô giáo. Vậy thầy cô giáo chào học sinh và chào nhau thế nào? Chẳng lẽ việc khoanh tay chào chỉ dành cho học sinh mẫu giáo? Bé khoanh tay, lớn thích chào thế nào thì tuỳ?
Quy tắc ứng xử trong trường học: Bỏ ngay kiểu quyền uy, thầy cô là nhất
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia giáo dục, trong quy tắc ứng xử tại trường học mà Bộ GDĐT chuẩn bị ban hành, nhất ... |
Nhiều quan chức chính thức không được công nhận Giáo sư, Phó giáo sư năm 2017
Chiều 3.4, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã ký quyết định công nhận đạt chuẩn GS, PGS cho 53/95 ứng viên đủ điều ... |
Vợ chồng kể chuyện chia tay trên mạng xã hội: Ứng xử có văn minh?
Theo chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn, mang chuyện chia tay lên mạng xã hội không giải quyết được vấn đề, còn nhận thêm "gạch ... |
Ngày đăng: 08:43 | 10/04/2018
/ https://laodong.vn