Thông tin về một bé gái 5 tuổi ở quận Tân Phú, TP.HCM đã mất mạng sau sau khi xem và làm theo video hướng dẫn trò "thắt cổ nhưng vẫn thở được" trên YouTube xảy ra mới đây đã khiến nhiều bậc cha mẹ không khỏi bàng hoàng, đau xót.
Được biết, bé gái tên là V.T.D, 5 tuổi. Vào thời điểm xảy ra sự việc, D vừa xem xong một video hướng dẫn trò thắt cổ trên mạng. Tò mò, D đã lấy chiếc khăn voan có sẵn trong nhà làm theo. Khi được người nhà phát hiện, bé D đã ở trong tình trạng mặt mũi tím tái, không còn hơi thở và không qua khỏi.
Đáng buồn, sự việc trên không phải hi hữu. Trước đó, vào tháng 11/2019, bé trai Đ.T.K (7 tuổi, ở huyện Nhà Bè, TP HCM) cũng làm theo trò 'thắt cổ nhưng vẫn thở được" trên YouTube. Gia đình phát hiện bé treo cổ bằng chính chiếc khăn quàng đỏ, hai chân bé cách mặt đất một đoạn khá xa, người tím ngắt, ngất lịm. Do được phát hiện và cấp cứu kịp thời nên bé K đã may mắn giữ được tính mạng.
Bé K được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện và may mắn qua khỏi |
Khi được hỏi lý do, bé K cho biết em đã nhiều lần xem trò chơi “chết đi sống lại” trên YouTube. Trong video đó, nhân vật hướng dẫn cách thắt cổ nhưng vẫn thở được mà không chết nên bé đã làm theo.
Tương tự, một bé trai khác sau khi xem clip trên mạng đã bắt chước hành động siêu nhân nhện nên đập tay thật mạnh vào kính khiến tay bị đứt mạch máu. Còn tại Hà Nội, cách đây không lâu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận Đ.D. (15 tuổi, quê Hải Dương) trong tình trạng đa chấn thương do chế thuốc nổ theo video hướng dẫn trên YouTube.
Mới đây, cộng đồng mạng dậy sóng khi trên YouTube xuất hiện nhiều video mang tên thử thách Momo (Momo challenge) có nội dung độc hại, hướng dẫn trẻ em tự sát. Theo đó, khi trẻ em xem video trên kênh này có thể liên lạc với Momo - một phụ nữ có hình dáng quái dị với đầu người, mình gà, tóc đen, mắt lồi. Nhân vật này đã điều khiển trẻ thực hiện những thử thách đáng sợ, kết thúc bằng việc tự sát.
Có thể nói, sự xuất hiện của những video mang tính tiêu cực dành cho trẻ em trên mạng xã hội là vô cùng nguy hiểm. Nếu trẻ thường xuyên xem các chương trình bạo lực thì có nhiều khuynh hướng sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn và dần vô cảm với xung quanh.
Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể có hành vi làm theo các hành động bạo lực, gây tổn thương đến cơ thể trẻ do chưa đủ nhận thức để hiểu biết đầy đủ về các nguy cơ từ những trò chơi này. Một số trẻ bị ám ảnh nhiều ở mức độ bị cưỡng chế, không kiểm soát được suy nghĩ phải làm việc đó - Tiến sỹ Tâm lý Hoàng Tẩm Tú cho biết.
Để hạn chế các vụ việc đáng tiếc, các bậc phụ huynh hạn chế thời gian tiếp xúc màn hình điện thoại, Ipad, máy tính một mình của trẻ, đồng thời kiểm soát nội dung trẻ đang theo dõi, giúp con chọn lọc thông tin tiếp cận.
Nếu có con nhỏ (dưới 12 tuổi), bố mẹ có thể bảo vệ con khỏi các nội dung nguy hiểm trên Youtube bằng cách thiết lập một tài khoản gia đình, tạo tài khoản Gmail và lập kênh Youtube đi kèm.
Điều quan trọng nhất là bố mẹ cần sát sao hơn trong việc quản lý những nội dung con xem như: Kiểm tra máy tính, điện thoại của con ngẫu nhiên; đảm bảo bật chế độ hạn chế trên mọi ứng dụng và trình duyệt mà trẻ sử dụng. Phụ huynh có thể cùng xem và thảo luận với trẻ về các nội dung trong chương trình. Bên cạnh đó, cha mẹ cần bổ sung những kỹ năng dạy con tích cực, sắp xếp cho trẻ tham gia những hoạt động ngoài trời - Tiến sỹ Cẩm Tú nhấn mạnh.
Thủ tướng yêu cầu xử lý tình trạng video nhảm nhí, giật gân tràn lan trên mạng xã hội
Thủ tướng chỉ đạo xử lý tình trạng mạng xã hội tràn lan video có nội dung nhảm nhí, giật gân nhằm kiếm tiền. |
Nghệ sĩ muốn làm "giang hồ" trên mạng, còn giang hồ lại thích làm nghệ sĩ
Làn sóng diễn viên, ca sĩ đổ xô làm phim giang hồ đã kéo theo một hệ lụy không mong muốn xảy ra hiện nay, ... |
Rùng mình với nhiều hình thức xâm hại trẻ em trên mạng
Internet mang lại nhiều lợi ích, song cũng tiềm ẩn không ít nguy hiểm, trong đó có xâm hại tình dục, bóc lột trẻ em, ... |
Ngày đăng: 13:22 | 16/10/2020
/ anninhthudo.vn