Vụ phát hiện 400 tấn hạt dẻ không rõ nguồn gốc và kho hàng lậu 10.000 m2 ở Lào Cai đều do các bộ, ngành trung ương phát hiện. Đáng nói, sau 2 năm điều tra, 400 tấn hạt dẻ trị giá 14 tỉ đồng, giờ đã hư hỏng, được định giá 0 đồng.
Sáng 17.7, tại Đà Nẵng, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia tổ chức hội thảo khó khăn, vướng mắc trong công tác chống buôn lậu, giam lận thương mại và hành giả thực trạng và giải pháp.
Vì sao 400 tấn hạt dẻ hóa 0 đồng
Ông Đỗ Du Bắc - quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Lào Cai, báo cáo về công tác chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh.
Trước đó, tháng 5.2019, ngành chức năng phát hiện một lô hàng lớn gồm 440 tấn hạt dẻ và 10 tấn hàng đông lạnh có dấu hiệu nhập lậu.
Sau khi tiếp nhận thông tin từ Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, phía Lào Cai thực hiện kiểm đếm và niêm phong hàng hóa là 400 tấn hạt dẻ. Vụ việc
được chuyển cho cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lào Cai điều tra.
Ông Bắc thừa nhận, có sai sót trong việc xác định giá trị ban đầu của lô hàng. Ban đầu, giá trị hàng hóa được định giá hơn 14 tỉ do Hội đồng định giá đội QLTT số 1 và một số ngành tham gia.
Ông Đỗ Du Bắc - quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Lào Cai. Ảnh: Hữu Long |
Sau này, cơ quan nông nghiệp đi giám định thì có kết quả đã bị nấm mốc; không còn giá trị.
"Hiện nay, tỉnh Lào Cai đã thành lập Hội đồng định giá tố tụng, để xác định lại giá trị hàng hóa ban đầu. Kết quả là giá trị là 0 đồng” - ông Đỗ Du Bắc thông tin.
Ông Bắc cho biết thêm, sau khi Hội đồng định giá tố tụng xác định lô hàng hạt dẻ, phía công an cũng đã báo cáo để tỉnh Lào Cai báo cáo Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia.
Nói về kho hàng lậu có diện tích 10.000m2 tại TP. Lào Cai, ông Đỗ Du Bắc thông tin, do dịch COVID-19, việc bán hàng qua mạng xã hội phát triển.
"Đây là một lĩnh vực mới, nếu không có nghiệp vụ về internet thì khó phát hiện. Cùng với đó, các đối tượng bố trí địa điểm kính đáo, sử dụng phương thức vận chuyển chuyển phát nhanh. Hiện cũng chưa xác định được chủ hàng" - ông Bắc giải thích.
Để kho hàng 10.000 mét vuông tồn tại trong thời gian dài, ông Bắc thừa nhận, cơ quan chức năng phải rút kinh nghiệm về công tác quản lý địa bàn của lực lượng chức năng.
Địa phương quá thờ ơ
Ông Nguyễn Văn Cẩn – Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan giải thích thêm, vụ 400 tấn hạt dẻ có bản chất là hàng tạm nhập tái xuất.
“Hàng từ Thổ Nhỉ Kỳ tạm nhập, tái xuất đi Trung Quốc. Hồ sơ hải quan tái xuất rồi nhưng hàng lại vòng vào nội địa" - ông Cẩn nói.
Riêng vụ 10.000 mét vuông bán hàng online, ông Cẩn không đồng ý giải thích của ông Đỗ Du Bắc.
“Cái gốc của vấn đề là xử lý kho hàng đó; trước đó bán bao nhiêu hàng rồi giám định và trưng cầu. Đó là ổ chứa hàng lậu và bán hàng theo phương thức mới mà cơ quan chức năng thờ ơ là chưa ổn”- ông Cẩn nói.
Nhiều hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị phát hiện tại kho 10.000 mét vuông tại TP. Lào Cai. Ảnh: Long Nguyễn |
Thiếu tướng Đàm Thanh Thế - Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia khẳng định, việc để hư hỏng 400 tấn hạt dẻ là khuyết điểm.
"Vụ đó dấu hiệu hàng hóa đã rất rõ và có thể xin ý kiến của cơ quan điều tra cấp trên. Các đồng chí phải làm rõ trách nhiệm trong cơ quan quản lý thị trường" - Thiếu tướng Đàm Thanh Thế nói và thông tin thêm, cả 2 vụ việc phát hiện 400 tấn hạt dẻ và 10.000 mét vuông đều do Văn phòng Thường trực và Tổng cục Quản lý thị trường phát hiện chứ không phải địa phương.
Hữu Long
Đà Nẵng bắt 5 container hơn 100 tấn dược liệu nhập lậu từ Trung Quốc
Kê khai là nhập táo ta, quả mơ, hạt điều…, tuy nhiên khi kiểm tra, đội chống buôn lậu lại phát hiện trong 5 container ... |
Hàng tấn lưỡi vịt Trung Quốc đông lạnh đổ về Việt Nam
Thông tin thịt gà tây đặc sản là hàng hết hạn, hôi thối; nhập lậu thịt vịt, đồ đông lạnh Trung Quốc về Hà Nội ... |
Bắt lô hàng bánh kẹo đồ chơi Trung Quốc lậu trên cao tốc về Hà Nội
Khoảng 50 tấn hàng hóa bánh kẹo và đồ chơi Trung Quốc đang trên đường chuyển về Hà Nội thì bị bắt. |
Ngày đăng: 14:27 | 17/07/2020
/ laodong.vn