Ở Bắc đảo Sumatra (Indonesia), một thành viên cực đoan trước đây đã “rửa tay gác kiếm” và mở một ngôi trường nội trú dành để giáo dục những đứa trẻ có cha mẹ là phần tử “khủng bố, nhằm ngăn chặn tương lai những đứa trẻ ấy đi theo “vết xe đổ” của cha mẹ chúng…

bat mi ngoi truong dac biet sau lung nhung ke khung bo
Các nam sinh đang cầu nguyện tại Thánh đường bên trong khuôn viên trường nội trú Al-Hidayah

Chuyện gì sẽ xảy ra khi đứa trẻ bắt đầu nhận thức được rằng cha mẹ chúng đang đi theo một con đường khác? Chuyện gì xảy ra khi con đường đó lại kết thúc đằng sau các chấn song sắt? Hay nhận một viên đạn? Điều gì xảy ra trong tâm trí đứa trẻ khi cha mẹ chúng là các phần tử “khủng bố”?

Trồng lại "những hạt giống đặc biệt"

Ông Khairul Ghazali luôn đau đáu trăn trở về những câu hỏi như thế trong quãng thời gian ngồi “bóc lịch”, chính xác là 6 năm, vì các hoạt động khủng bố từ năm 2010. Khairul Ghazali không chỉ trăn trở về tương lai của lũ trẻ bị sát hại trong các vụ đánh bom khủng bố mà ông từng là một thành viên, mà còn lo lắng cho số phận các bậc cha mẹ trong thời gian họ ở trong chốn lao tù.

Ghazali không nghĩ rằng mình đủ sức thay đổi gốc rễ của các tổ chức khủng bố ở Indonesia nhưng hy vọng thay đổi “các hạt giống”, “đào bới các hạt giống tổn thương” trước sức mạnh vũ trang Hồi giáo và “tái trồng” chúng trong những “thửa đất mới”. Mục tiêu đó đã thành hình trên một mảnh đất rộng 30ha nằm gần Medan, thủ phủ của tỉnh Bắc Sumatra, chính là Trường nội trú Hồi giáo Al-Hidayah.

Khairul Ghazali sinh trưởng trong một gia đình vốn là một thành viên của tổ chức Hồi giáo được thành lập bởi các phiến quân với niềm tin sẽ biến Indonesia thành một nhà nước Hồi giáo toàn tòng. Ở tuổi thiếu niên, khoảng năm 1984, Ghazali gia nhập Jemaah Islamiyah (một tổ chức khủng bố ly khai vốn bắt nguồn từ Hồi giáo Darul). Khi còn là thanh niên, Ghazali đã từng tiến hành các vụ “đánh bom tự sát” và “nhập nha” ngân hàng trước khi bị tóm vào tống vào tù vào năm 2010.

Khi các quan chức Văn phòng chống khủng bố quốc gia Indonesia (BNPT) thăm nơi Ghazali bị giam giữ, ông đã trình bày với họ về tương lai của việc chấm dứt nạn khủng bố ở Indonesia thông qua hoạt động giáo dục con cái của các phần tử khủng bố, lập ra một nơi đủ an toàn cho đám trẻ này theo học - một nơi mà chúng không có cơ hội hay nghĩ đến việc đụng tới những hành vi bạo lực. Đó sẽ là ngôi trường của sự thay đổi trong định nghĩa của ông Ghazali về “Thánh chiến” (Jihad).

bat mi ngoi truong dac biet sau lung nhung ke khung bo
Học sinh học ngoài lớp học tại Al-Hidayah

Ra tòa vào năm 2015, ý kiến của phạm nhân Ghazali đã lan tỏa trong các giới chức chính phủ và địa phương, và Tỉnh trưởng tỉnh Bắc Sumatra đã gửi đơn lên Bộ trưởng các doanh nghiệp vốn hóa nhà nước (MSOE) nhằm thay mặt cho phạm nhân Ghazali để cấp đất cho ông. Với sự giúp đỡ của bạn bè thân hữu và gia đình, Ghazali đã xây dựng nên ngôi trường Al-Hidayah.

Người đàn ông tròn 52 tuổi vui vẻ nói: “Ngôi trường này ra đời là nhằm chặn đứng sự dính líu của bọn trẻ có cha mẹ là khủng bố. Tôi chọn nơi dựng trường cách xa đám đông hay một vùng ngoại ô, nơi có không gian rộng rãi đủ cho bọn trẻ thỏa sức phô bày kỹ năng của mình”. 20 nam sinh hiện đang theo học tại trường với chương trình giáo dục phổ thông của Indonesia, các bài học theo 2 thứ tiếng là tiếng Anh và tiếng Ả Rập cũng như học về doanh nghiệp, nông nghiệp và tâm lý học. Một số học sinh có cha mẹ đang trong chốn lao tù, trong khi số khác tận mắt thấy cha họ đã chết.

Các học sinh đến trường với sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ. Ở trường, học sinh sẽ tiếp thu triết lý của đạo Hồi nhấn mạnh đến sự hòa bình và lòng khoan dung. Mục tiêu giáo dục then chốt của trường nội trú Al-Hidayah là giúp học sinh hòa đồng với những người khác đến từ các hoàn cảnh tương tự, các em sẽ nhìn thấy được những điều bình thường, cùng bước trên con đường đi và hỗ trợ lẫn nhau. Thầy Hamdi Muluk, giáo sư tâm lý của Đại học Indonesia, người đang nghiên cứu và công bố rộng rãi về tâm lý học khủng bố, lý giải:

“Trở thành người bình thường đối với những học sinh này không hề dễ dàng. Chúng được tư vấn rằng làm thế nào để đối phó với sự nhạo báng từ những đứa trẻ khác, làm thế nào để hình thành lòng tự trọng, làm thế nào để cảm thấy bình đẳng so với những đứa trẻ bình thường khác. Ngay cả bản thân những học sinh này cũng không hiểu khủng bố là gì đâu. Điều này làm cho chúng cảm thấy bối rối, thiếu tự tin, sợ hãi và sợ bị cự tuyệt. Và nếu một khi bị thất vọng, chúng sẽ trở mặt chuyển sang ghen ghét, thù hận. Đây quả là rất nguy hiểm khi chúng bước đến giai đoạn thiếu niên”.

bat mi ngoi truong dac biet sau lung nhung ke khung bo
Chương trình học tại trường Al-Hidayah gồm toán, ngôn ngữ và nông nghiệp

Giáo dục - con đường xóa bỏ hận thù, khủng bố

Tuy các hoạt động khủng bố hiện khá ít ở Indonesia, nhưng thời Ghazali “tung hoành” thì đó là giai đoạn cao nhất của loại tội phạm này. Lúc ông Ghazali tham gia vào Jemaah Islamiyah, Indonesia đang ở trong thời cầm quyền của Tổng thống Suharto, ông theo đuổi sự thống nhất của quần đảo Indonesia thông qua học thuyết Pancasila – một học thuyết 5 cột trụ với sự chung nhau tồn tại của nhiều tôn giáo – vượt qua cả luật Sharia.

Rồi Ghazali và những người khác chạy qua Malaysia và Thái Lan, tự trang bị cho mình công nghệ chế tạo bom và các kỹ năng dùng vũ khí. Khi chế độ Suharto sụp đổ vào năm 1998, người Hồi giáo Jemaah Islamiyah quay trở lại Indonesia để tiến hành các hoạt động khủng bố. Loạt vụ đánh bom trên đảo Bali trong các năm 2002 và 2005 đã làm chết 202 người; vụ đánh bom ở Jakarta năm 2003 diễn ra tại khách sạn Marriott đã làm chết 20 người; vụ đánh bom vào Đại sứ quán Australia năm 2004 làm chết 9 người; hay vụ đánh bom vào Đại sứ quán Philiplines vào năm 2000 làm chết 2 người.

Hồi năm 2010 còn có một vụ “nhập nha” ngân hàng ở thủ phủ Medan, lấy đi số tiền 44.000 USD. 2 ngày sau đó, một vụ tấn công lúc giữa khuya vào sở cảnh sát Bắc Sumatra ở Hamparan Perak, khiến 3 sĩ quan cảnh sát bị thiệt mạng. Sau cuộc tấn công cuối cùng này, và biết mình bị tầm nã bởi Biệt đội chống khủng bố Indonesia (Densus 88), Ghazali đã đưa các chiến hữu đến nhà mình ở Tanjung Balai, cách hiện trường vụ án ở sở cảnh sát khoảng 5 giờ lái xe về hướng Đông. Nơi ẩn náu này nhanh chóng bị phát hiện và 1 tháng sau đó, Densus 88 đã đột kích ngôi nhà của Ghazali, bắn chết 2 tay khủng bố, những kẻ khác bị phạt tù chung thân.

Quá khứ đen tối của Ghazali khác xa so với cuộc đời hôm nay của một phạm nhân biết tìm về nẻo thiện. Trường nội trú Hồi giáo Al-Hidayah là một nơi khá hiền hòa và thanh bình, gồm 2 phòng học, tường nhà sơn màu chanh, 1 thánh đường Hồi giáo, vài văn phòng, 1 khu hội thảo, 3 sân chơi ngoài trời và các ký túc xá. Học sinh đi học miễn phí, có 8 giáo viên dạy học trong vai trò tình nguyện viên; bản thân nhà sáng lập Ghazali tìm ngân sách duy trì hoạt động của trường, chưa kể còn có các quan chức cao cấp của chính phủ đứng sau như người đứng đầu BNPT - ông Suhardi Alius; Cảnh sát trưởng quốc gia Tito Karnavian và cảnh sát trưởng thủ phủ Medan Mardiaz Kusin.

bat mi ngoi truong dac biet sau lung nhung ke khung bo
Nhà sáng lập Khairul Ghazali trên sân trường

Ông Suhardi Alius là một trong các quan chức đầu tiên của chính phủ Indonesia quan tâm đến ngôi trường, giờ đây là Mạnh thường quân năng nổ nhất, giúp gây quỹ từ bạn bè mình để xây dựng tòa Thánh đường của trường Al-Hidayah mà không đụng đến ngân sách của chính phủ: “Những đứa trẻ ở đó đều là nạn nhân, thường bị ngược đãi và xa lánh bởi mọi người xung quanh và thường bị “nhồi sọ” bởi cách dạy của cha mẹ về khủng bố. Nhưng ở trường, các em rất chú ý và muốn hòa nhập vào xã hội”.

Từ Jakarta, ông Alius thăm trường 3 lần/tuần và hiện tại, BNPT đang phát triển giúp chương trình dạy học cho trường Al-Hidayah. Bản thân nhà sáng lập Ghazali từng chịu không ít búa rìu dư luận khi hoài nghi rằng ngôi trường của ông là nơi che đậy hành vi tiếp tay với tổ chức khủng bố. Bất chấp những lời cáo buộc, ngôi trường vẫn mọc lên. Các cựu chiến hữu năm xưa của Ghazali giờ đây coi ông là “kẻ phản bội”, gọi ông là con rối của chính quyền, búp bê của lực lượng Densus 88 và BNPT.

Về phần mình, ông Ghazali chưa khi nào tự mãn rằng ngôi trường Al-Hidayah là một mô hình hoàn hảo, và rằng nó chỉ đang đi đúng hướng. Còn học sinh Ahmad Irgi, 11 tuổi, sau khi học lớp 5 tại trường công lập thì bỏ học vì hoàn cảnh gia đình, cho biết: “Em học ở đây kể từ tháng 8/2016”.

Cha của Irgi qua đời tại nhà tù hồi năm 2015. Irgi lạc quan nói: “Mẹ em đưa em tới học tôn giáo và kỹ năng để làm một người con trai tốt. Hiện giờ em có nhiều bạn bè lắm. Nhiều bạn có cùng hoàn cảnh như em”. Ahmad Irgi muốn học hành đàng hoàng để làm cảnh sát.

bat mi ngoi truong dac biet sau lung nhung ke khung bo Bị quân đội đánh bật, IS rút về sa mạc xây dựng lực lượng lại

Sau khi để mất các thành trì ở Iraq và Syria, các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo có thể sẽ rút sâu vào ...

bat mi ngoi truong dac biet sau lung nhung ke khung bo IS chế tạo xe bom chưa từng thấy đối phó quân đội Syria

Mẫu xe bom mới của IS được chế tạo dựa trên khung phiên bản xe bọc thép BDRM kiên cố của Liên Xô.

bat mi ngoi truong dac biet sau lung nhung ke khung bo Lộ kế hoạch đáng sợ của IS nhằm vào phương Tây

Các thủ lĩnh nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã ra lệnh cho thuộc hạ của mình tiến hành các vụ tấn công khủng ...

bat mi ngoi truong dac biet sau lung nhung ke khung bo Hành trình cực đoan hóa của nhóm khủng bố Tây Ban Nha

Gia đình của những nghi phạm thực hiện các vụ khủng bố mới đây ở Tây Ban Nha tin rằng con họ đã bị giáo ...

http://baophapluat.vn/quoc-te/bat-mi-ngoi-truong-dac-biet-sau-lung-nhung-ke-khung-bo-363115.html

Ngày đăng: 09:00 | 31/10/2017

/ Pháp luật Việt Nam