Dự báo khoảng 10 giờ đêm nay, 24.11, vùng tâm bão số 9 (bão Usagi) với gió mạnh cấp 9 - cấp 10, giật cấp 12 sẽ nằm trên vùng ven biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Bến Tre.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, lúc 10 giờ sáng nay, vị trí tâm bão số 9 ở vào khoảng 9,7 độ vĩ bắc và 109,0 độ kinh đông, cách đảo Phú Quý khoảng 100 km, cách Phan Thiết khoảng 180 km, cách Vũng Tàu khoảng 230 km, cách Bến Tre 270 km.
Ông Nguyễn Trường Sơn yêu cầu, công tác phòng chống bão số 9 phải xong trước 16 giờ chiều nay, 24.11- ẢNH PHAN HẬU
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 - cấp 10, tức là từ 75 - 100 km/giờ, giật cấp 12. Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km.
Đến 10 giờ đêm nay, vị trí tâm bão ở khoảng 10,1 độ vĩ bắc và 107,8 độ kinh đông, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Bến Tre.
Vùng gần tâm bão, sức gió mạnh nhất vẫn giữ ở cấp 9 - cấp 10, giật cấp 12. Theo đó, khu vực có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 có bán kính khoảng 150 km; khu vực có gió cấp 10, giật cấp 12 có bán kính khoảng 50 km tính từ tâm bão.
Do ảnh hưởng của bão số 9, trong sáng nay, tại khu vực đảo Phú Quý (Bình Thuận) đã đo được gió giật cấp 8; tại Nha Trang (Khánh Hoà) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7. Vùng ven biển nam Trung bộ đã có mưa to, phổ biến từ 50 - 80 mm/12 giờ.
Rà soát hồ chứa xung yếu, sẵn sàng di dân
Trước diễn biến phức tạp và những nguy hiểm khó lường của bão số 9, sáng nay, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai đã tổ chức họp bàn và triển khai công tác phòng chống bão.
Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tại, Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai, nhấn mạnh các địa phương đặc biệt cảnh báo người dân cảnh giác, đề phòng giông, lốc xoáy nguy hiểm trước bão.
Các tỉnh nam Trung bộ, Nam bộ trong vùng ảnh hưởng của bão tiếp tục rà soát địa bàn để quản lý chặt chẽ công tác vận hành đảm bảo an toàn hồ chứ, phương án xả lũ khi có mưa lớn cục bộ. Ông Nguyễn Trường Sơn cũng lưu ý, công tác ứng phó bão phải hoàn thành trước 16 giờ chiều nay khi dự diễn báo sẽ đổ bộ đất liền vào đêm cùng ngày.
Cũng trong sáng nay, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai đã có công văn hoả tốc gửi các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng yêu cầu triển khai ngay các biện pháp ứng phó với mưa lớn.
Theo đó, 3 tỉnh này được yêu cầu rà soát toàn bộ khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét và các vùng có nguy cơ ngập sâu khi có mưa lớn, đồng thời sẵn sàng phương án di dân trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
Các địa phương kiểm tra toàn bộ các công trình hồ đập, xung yếu và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước. Đơn vị quản lý công trình phải tổ chức lực lượng ứng trực, vận hành đúng quy trình để đảm bảo an toàn cho vùng hạ du, đồng thời đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất.
4.000 dân huyện đảo ở Sài Gòn ôm đồ đạc chạy bão số 9
- Sáng nay, nhiều xã của huyện Cần Giờ (TP.HCM) khẩn trương di dân tránh bão số 9. |
Dự báo thời tiết 24/11: Nín thở đợi bão số 9, Nam Bộ nguy cơ lốc xoáy
Toàn bộ khu vực Nam Bộ chiều nay được cảnh báo có nguy cơ xảy ra lốc xoáy trước khi bão số 9 dự kiến ... |
Phú Quý thắt tim trước bão số 9
(NLĐO) – Những con sóng bạc đầu đã bắt đầu xuất hiện vùng biển đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, gợi lại cho người dân ... |
Ngày đăng: 15:04 | 24/11/2018
/ Thanh niên