Sự can thiệp của phương Tây vào những vùng ảnh hưởng của Nga cho thấy một chính sách gây bất ổn và mang tính gây hấn.

Gây hấn và bất ổn

Tờ The National Interest của Mỹ cho rằng cuộc chiến giữa Nga và phương Tây dường như khó có thể tránh khỏi.

Không một quốc gia tự tôn nào vốn đang phải đối mặt với vòng “kiềm tỏa” của một liên minh các quốc gia thù địch lại có thể cho phép những áp lực như vậy tiếp diễn một cách vô định.

Theo tờ báo Mỹ, quốc gia đó phải bảo vệ những lợi ích của mình bằng hành động quân sự. Thực tế, Nga đã sử dụng hành động quân sự ở Gruzia hồi năm 2008, sau khi quốc gia láng giềng đó của Nga phát động một cuộc chiến với Moscow nhằm kiềm chế tầm ảnh hưởng của Nga đối với vùng lân cận của Gruzia.

bao my vach tro ban phuong tay chong nga
Binh sĩ Nga trong cuộc chiến Gruzia năm 2008

Báo này cáo buộc Nga cũng sử dụng hành động quân sự ở Đông Ukraine, sau khi phương Tây kích động và thúc đẩy một cuộc chính biến hồi năm 2014.

Trong khi đó, phương Tây tiếp tục áp sát Nga. Thành phố St. Petersburg giờ đây chỉ còn cách các lực lượng quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong vòng một trăm dặm.

Nếu như thời Chiến tranh Lạnh, Moscow được bảo vệ đằng sau 1.200 dặm tính từ vùng lãnh thổ được kiểm soát thì giờ đây khoảng cách này chỉ còn là 200 dặm. Điều này cho thấy sự thay đổi lớn về vị trí địa chính trị của Nga.

Sự can thiệp của phương Tây vào những vùng ảnh hưởng của Nga cho thấy một chính sách gây bất ổn và mang tính gây hấn. Ukraine là một ví dụ. Gruzia hay như trường hợp của Belarus và Serbia cũng là một ví dụ khác.

Ở một mức độ nào đó, tất cả những nước này đều nằm trong mưu đồ của phương Tây, trong đó có những ý tưởng nghiêm túc của Mỹ nhằm đưa Serbia, Gruzia và Ukraine gia nhập NATO.

bao my vach tro ban phuong tay chong nga
Mỹ cùng các đồng minh phương Tây tiếp tục đưa binh sĩ và vũ khí áp sát biên giới phía Tây của Nga

Hơn thế, phương Tây chưa hề phát đi tín hiệu nào cho thấy những giới hạn có thể có của các mưu đồ “kiềm tỏa” của mình. Tại các cuộc thảo luận trong nước, giới tinh hoa Mỹ đã tự do và thoải mái đề cập vấn đề “thay đổi chế độ” và Chính phủ Mỹ đã tài trợ các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGO) nhằm khích động các hoạt động chống chính phủ ở những nước đó theo kiểu như khích động nhà lãnh đạo Ukraine Viktor Yanukovych phải rời bỏ đất nước mình vì những lời đe dọa đến tính mạng ông.

Những hoạt động của Mỹ thời hậu Chiến tranh Lạnh nhằm hậu thuẫn việc thay đổi chế độ ở Iraq, Libya, Syria hay Yemen đã góp phần “bồi thêm sức nặng” cho những nghi ngờ về việc Washington nuôi dưỡng những ý tưởng tương tự đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Thực tế, việc giới tri thức Mỹ bôi nhọ hình ảnh của Tổng thống Putin là việc làm gần như chưa từng có tiền lệ trong thời bình. Bà Hillary Clinton so sánh ông Putin với Hitler. Trong khi đó, những người khác, mặc dù không dùng những lời lẽ quá đà như vậy, cũng có thái độ tương tự với ông Putin.

Lại là lỗi của Nga?

Tờ The National Interest cho rằng ông Donald Trump được bầu làm tổng thống một phần là để thay đổi tất cả những điều này.

Như học giả Robert David English thuộc Đại học Southern California đã đề cập trong bài viết gần đây trên tạp chí Foreign Affairs rằng ông Trump đã lặp đi lặp lại trong buổi họp báo đầu tiên của mình rằng sẽ là “tích cực”, “tốt” hoặc “tuyệt vời” nếu “chúng ta có thể cải thiện mối quan hệ với Nga”.

Khác với đa số giới tri thức và chính trị gia của Mỹ, ông Trump tuyên bố sẽ tìm kiếm con đường hợp tác với Moscow về các vấn đề toàn cầu, đồng thời thừa nhận Mỹ chịu trách nhiệm một phần khi để mối quan hệ song phương xấu đi cũng như thừa nhận “tất cả quốc gia có quyền đặt lợi ích của mình lên trên hết”.

bao my vach tro ban phuong tay chong nga
Tổng thống Mỹ D. Trump (phải) nhiều lần công khai mong muốn cải thiện quan hệ với Nga

Điều này cho thấy một sự thay đổi bất ngờ trong quan hệ Mỹ - Nga, như một “dấu chấm hết” cho nỗ lực “kiềm tỏa”, sự giảm thiểu những lời lẽ thù địch, đẩy lùi các biện pháp trừng phạt kinh tế, thay vào đó là những nỗ lực nghiêm túc để hợp tác với Nga trong những vấn đề gây tranh cãi như Syria và Ukraine.

Tờ báo Mỹ cho rằng ý tưởng hợp tác với Nga của ông Trump dường như đã chết. Giới tinh hoa Mỹ chống Nga đã chiến thắng. Tổng thống Trump dường như không gặp may về vấn đề này.

Các biện pháp trừng phạt mới sẽ được triển khai cho dù ông Trump có muốn hay không. NATO sẽ vẫn tiếp tục mở rộng và phương Tây sẽ tiếp tục can dự vào vấn đề Ukraine. Vòng “kiềm tỏa” vẫn còn đó.

Trong một bài báo khác, tờ The National Interest cho rằng kể từ khi Thế chiến II kết thúc, hầu như mọi Tổng thống Mỹ đều tìm cách "tái cài đặt" mối quan hệ Mỹ-Nga. Tổng thống Harry S. Truman từng thừa nhận rằng ông đã rất mệt mỏi với việc “nuông chiều” Liên Xô khi họ không hoàn thành nghĩa vụ phải có theo hiệp định đã ký ở Yalta.

Trong khi đó, với “tinh thần Geneva”, Dwight D. Eisenhower đã tìm cách có một khởi đầu mới với những người kế nhiệm Stalin. John F. Kennedy cũng đã nỗ lực sửa chữa mối quan hệ này sau hội nghị Vienna thảm họa vào tháng 6/1961, sự kiện dẫn tới việc hình thành Bức tường Berlin và chương trình tên lửa Cuba.

bao my vach tro ban phuong tay chong nga
Một chiếc Su-25 của Nga tại căn cứ Hmeimim của Syria

Các đời tổng thống như Richard Nixon, Jimmy Carter, Ronald Reagan, đều tìm cách khôi phục mối quan hệ chẳng mấy khi hòa hợp giữa hai cường quốc thế giới.

Theo tờ báo này, mục tiêu khôi phục quan hệ với Nga của Tổng thống Donlad Trump gần như nắm chắc thất bại bởi việc đáp ứng những yêu cầu hiện nay của Moscow cũng đồng nghĩa với việc hy sinh những lợi ích truyền thống của chính bản thân nước Mỹ.

Rất khó để có thể tiên liệu được liệu vòng kiềm tỏa này sẽ gây ra điều gì, liệu sẽ là những hành động thù địch thực sự hay không. Những lợi ích dân tộc căn bản của Nga, vốn là những gì mà ông Trump sẵn sàng chấp nhận, sẽ gần như chắc chắn làm nảy sinh những hành động thù địch khó tránh khỏi.

bao my vach tro ban phuong tay chong nga Tìm thấy vũ khí hóa học Mỹ ở Syria, Nga quy kết phương Tây hỗ trợ khủng bố

Bộ Ngoại giao Nga ngày 16/8 tuyên bố rằng những vũ khí hóa học do Mỹ và Anh sản xuất được tìm thấy ở Syria ...

bao my vach tro ban phuong tay chong nga Trừng phạt Nga, Mỹ tung “lời tuyên chiến“?

“Kỷ nguyên Donald Trump” trong quan hệ Mỹ-Nga sẽ không phải là Washington sẽ “cải thiện” hay “hợp tác” mà là đối đầu ngày một ...

(http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/bao-my-vach-tro-ban-phuong-tay-chong-nga-3341606/)

Ngày đăng: 19:00 | 22/08/2017

Theo Đất Việt /