Trung Quốc không nên hành xử với Việt Nam như cách mà nước này áp đặt lên Philippines, vì đơn giản là cách tiếp cận này ở Biển Đông sẽ không có tác dụng, theo Forbes.

bao my tq khong nen hanh xu voi viet nam nhu philippines o bien dong

Tàu cảnh sát biển Việt Nam.

Tạp chí Forbes mới đây đăng tải phân tích của giáo sư Panos Mourdoukoutas, trưởng khoa Kinh tế Đại học LIU Post, New York, Mỹ, về những diễn biến gần đây ở Biển Đông.

Một trong những lý do mà giáo sư Panos đưa ra là vì Việt Nam không có quan điểm giống như Philippines, khi nhắc đến Trung Quốc. Vì lẽ đó, thông điệp của Hà Nội trong tuần qua là việc các tàu cảnh sát biển Việt Nam đã đối diện với tàu Trung Quốc ở vùng biển của Việt Nam.

Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông, theo Bộ Ngoại giao.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Giáo sư Panos nói Bắc Kinh đã giành chiến thắng lớn trên phương diện ngoại giao những năm qua. Nước này thành công trong việc biến Philippines từ đối thủ ở Biển Đông, trở thành “bạn” và từ đó tiếp tục mở rộng tham vọng trên vùng biển quan trọng này.

Tháng 4.2018, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đảo ngược quyết định treo cờ Philippines ở các hòn đảo tranh chấp với Trung Quốc, theo đề nghị “thân thiện” từ Bắc Kinh. Một năm trước đó, Philippines đạt bước tiến lớn khi Tòa trọng tài quốc tế khẳng định Trung Quốc không có quyền lịch sử với vùng biển ở Biển Đông.

Thay vì cứng rắn với Trung Quốc, ông Duterte lại ngả về phía Bắc Kinh, chỉ trích Mỹ. Ông Duterte hi vọng điều này giúp thúc đẩy hòa bình khu vực và đem thêm dự án đầu tư Trung Quốc vào Philippines. Bắc Kinh đã nhiều lần hứa hẹn về các khoản đầu tư, cũng như viện trợ cho Manila.

Nhưng cách tiếp cận này của Trung Quốc với Việt Nam thì hoàn toàn không đem lại tác dụng, giáo sư Panos nhận định. Nó cũng không hề thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khu vực.

Việt Nam không hề ủng hộ lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. “Chiến lược của Việt Nam là bảo vệ từng centimet chủ quyền”, giáo sư Panos nói.

Các hành động hung hăng của Trung Quốc cùng những tuyên bố mạnh mẽ của Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút tàu khỏi vùng biển của Việt Nam trong tuần qua đã tràn ngập truyền thông thế giới, củng cố thêm quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước.

Giáo sư Panos kết luận, cách tiếp cận của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông hiện nay chỉ càng khiến các nước láng giềng nghi ngại và không hề đem đến tác dụng, đặc biệt là với Việt Nam.

bao my tq khong nen hanh xu voi viet nam nhu philippines o bien dong

Đô đốc Mỹ chỉ trích chính sách của Trung Quốc trên Biển Đông

Đô đốc Davidson phê phán việc Bắc Kinh phô trương sức mạnh và phớt lờ đề xuất lập cơ chế liên lạc ngăn khủng hoảng ...

bao my tq khong nen hanh xu voi viet nam nhu philippines o bien dong

Xung đột vũ trang trên Biển Đông sẽ là thảm họa

Xung đột vũ trang trên Biển Đông sẽ là thảm họa không chỉ đối với Việt Nam và Trung Quốc mà còn là thảm họa ...

Ngày đăng: 13:13 | 22/07/2019

/ danviet.vn