Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng sở dĩ các địa phương đang bội chi quỹ bảo hiểm y tế là do các cơ sở y tế làm gia tăng những chi phí bất hợp lý trong việc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, nhất là từ khi giá dịch vụ y tế điều chỉnh, tiền lương được cơ cấu vào giá.
Những chiêu "móc túi" bảo hiểm y tế
Chia sẻ tại hội Nghị “Giải quyết vướng mắc trong khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế” do Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức hôm 16.10, ông Lê Văn Phúc - Phó trưởng ban thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết đến hết tháng 9.2017 cả nước có 121 triệu lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, trong đó ngoại trú là 110,2 triệu lượt, nội trú là 10,9 triệu lượt với tổng số tiền đề nghị thanh toán lên đến 64.300 tỉ đồng.
Theo ông Phúc trong thời gian qua, thông thường chi phí khám, chữa bệnh ngoại trú chỉ bằng 40% so với chi phí nội trú, nhưng thời gian gần đây chi phí nội trú đã tăng gần gấp đôi so với chi phí điều trị nội trú. Trong 9 tháng của năm 2017 số tiền đề nghị thanh toán ngoại trú là 23.900 tỉ đồng, còn số tiền đề nghị thanh toán nội trú lên đến 40.700 tỉ đồng. Điều này là do các cơ sở y tế tăng số lượng bệnh nhân điều trị nội trú một cách bất hợp lý.
Ông Phúc đưa dẫn chứng khám, chữa bệnh nội trú tại nhiều địa phương tăng lên một cách bất thường. Điển hình như tỉnh Phú Thọ, Quảng Ninh cứ 100 thẻ bảo hiểm y tế thì có 29 thẻ bảo hiểm y tế điều trị nội trú, hay Quảng Nam có 30 thẻ điều trị nội trú, cá biệt như Đà Nẵng có đến 36 thẻ điều trị nội trú.
“Hiện nay bình quân cả nước cứ 100 thẻ bảo hiểm y tế thì có 20 thẻ điều trị nội trú. Như vậy, nếu tần suất điều trị nội trú ở TP. Đà Nẵng giảm xuống còn 25 thẻ điều trị nội trú/100 thẻ bảo hiểm y tế thì TP này sẽ tiết kiệm được 400 tỉ đồng trong năm 2017 này”, ông Phúc nói.
Bên cạnh đó, ông Phúc cũng chỉ ra các chiêu "móc túi" bảo hiểm y tế của các cơ sở khám, chữa bệnh như: lạm dụng các chỉ định xét nghiệm, thống kê thanh toán dịch vụ kỹ thuật bất cập, không thực hiện đúng định mức theo quy định, kê thêm giường bệnh bất hợp lý...
Ông Phúc cho biết một bệnh viện nhỏ như Bệnh viện Đa khoa TP.Vinh (tỉnh Nghệ An) mà 1 bác sĩ mỗi ngày khám đến 180 bệnh nhân. Cũng tại bệnh viện này, mỗi ngày 1 bác sĩ thực hiện tới 62 ca nội soi tai mũi họng (định mức chỉ 15 ca nội soi tai mũi họng/ngày); còn siêu âm thì mỗi bác sĩ thực hiện đến 163 ca mỗi ngày.
Hay như Bệnh viện Phục hồi Chức năng tỉnh Sơn La mỗi ca bó Farafinc chỉ có 10 phút và 1 ngày đến 2 lần, trong khi đó quy định mỗi ca bó này phải 20 phút và mỗi ngày chỉ 1 lần. Đáng chú ý nhất là Phòng khám Tâm Đức (tỉnh Bình Phước) chỉ có 1 bác sĩ răng hàm mặt và 1 điều dưỡng mà trong vòng 3 tháng tiền khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại đây đã lên đến 1,1 tỉ đồng.
Đặc biệt PGS.TS Trần Thị Mai Oanh – Viện trưởng Viện chiến lược chính sách và Y tế còn tiết lộ một chi tiết rất kinh khủng hơn trong việc “rút ruột” bảo hiểm y tế, đó là có đến 70% thuốc chỉ định cho bệnh nhân điều trị không hợp lý.
Khi nghe đến đây, Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã cắt lời và đề nghị bà Oanh cho biết 70% thuộc chỉ định không hợp lý là thuốc không nằm trong phác đồ điều trị hay vấn đề gì phải nói cụ thể?
“Có những chỉ định không nằm trong chỉ định chuyên môn, cũng có những chỉ định mà theo khuyến cáo của các chuyên gia không cần dùng thuốc đó”, bà Oanh trả lời.
Trong khi đó, theo ông Phúc cùng một loại thuốc, cùng một hoạt chất nhưng giá lại chênh lệch một cách khó hiểu ở các địa phương. Ông Phúc lấy ví dụ cùng loại thuốc Ceftriaxon nhưng ở Bạc Liêu, Khánh Hòa và Quảng Nam giá lên đến 20.000 đồng/viên, trong khi đó ở các tỉnh khác chỉ có hơn 10.000 đồng.
“Điều đáng buồn hơn là tình trạng lập hồ sơ khống, mượn thẻ bảo hiểm y tế... để trục lợi bảo hiểm y tế. Chỉ riêng Bệnh viện Đa khoa Nghệ An trong 9 tháng của năm 2017 đã phát hiện hơn 40 trường hợp mượn thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh; còn tại Vĩnh Long, bác sĩ Lê Thành P. – Trung tâm y tế Nguyễn Văn Thủ đã lập khống 272 lượt khám chữa bệnh với số tiền đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toàn là 49.179.772 đồng, Bệnh viện Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) đã lập khống hồ sơ bảo hiểm y tế để trục lợi hơn 26 triệu đồng”, ông Phúc cho hay.
Đã đến lúc phải nâng mệnh giá bảo hiểm y tế
Ông Phúc cho rằng chính những điều trên mà mới đến thời điểm này đã có 35 tỉnh chi khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế vượt 100% quỹ khám, chữa bệnh của năm 2017, trong khi còn 3 tháng nữa mới hết năm. Những địa phương bị bội chi cao đến thời điểm này là Quảng Nam đã vượt 154% quỹ bảo hiểm y tế; Nghệ An vượt 140,1%; Hà Tĩnh và Thanh Hóa vượt 128%; Đà Nẵng 118,8%...
Còn gần 3 tháng nữa mới hết năm 2017, nhưng theo ông Phúc các tỉnh đã chi gần hết quỹ bảo hiểm y tế của mình. Theo quy định của Luật bảo hiểm y tế thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện thanh toán theo số thu của bảo hiểm y tế của địa phương, trong trường hợp vượt quy định sử dụng thì đề nghị lấy quỹ dự phòng nhưng trước mắt thì phải cân đối quỹ.
Bà Nguyễn Thị Minh - Tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết trước mắt ngành bảo hiểm xã hội và ngành y tế phải hướng đến cái chung để cùng nhau tháo gỡ những khó khăn trên.
Dù nguồn quỹ bảo hiểm y tế đang bội chi, nhưng bà Minh đề nghị bảo hiểm xã hội các địa phương phải tuyệt đối không gây khó khăn, phiền hà và từ chối thanh toán vì những điều hợp lý.
Bà Minh cho biết hiện nguồn quỹ bảo hiểm y tế kết dư ở những năm trước còn rất ít, có thể sẽ hết trong một vài năm tới, nếu không nâng mệnh giá bảo hiểm y tế.
“Đã đến lúc chúng ta phải nâng mệnh giá bảo hiểm y tế. Ngoài ra, chúng tôi rất cần sự tham gia của ngành y tế và lãnh đạo chính quyền địa phương về công tác quản lý quỹ bảo hiểm y tế làm sao chi tốt nhất, giảm những bất hợp lý. Trong năm 2018 tới Bảo hiểm y tế Việt Nam cùng với ngành y tế và chính quyền địa phương ngồi lại để cùng thống nhất phân bố số tiền quỹ bảo hiểm y tế cho địa phương”, bà Minh cho biết.
Bộ Trưởng Bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng hiện nay bảo hiểm y tế đang có nhiều bức xúc như: giao quỹ bảo hiểm y tế cho địa phương; số lượt khám, chữa bệnh quá mức; kê thêm giường bệnh; số ngày nằm viện của bệnh nhân tăng; bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc và xét nghiệm cao hơn bình thường...
Bà Tiến đặt vấn đề với các cơ sở y tế: Tại sao trước khi tăng giá dịch vụ y tế, bệnh viện chỉ có 1.000 giường, sau khi tăng giá viện phí lên đến 1.500- 1.600 giường? Tại sao trước khi tăng giá viện phí, bệnh nhân chỉ nằm viện có 5 ngày; còn sau khi tăng giá viện phí, bệnh nhân mắc bệnh đó lại nằm viện đến 7 ngày?
“Những vấn đề trên giám đốc bệnh viện, các trưởng khoa là người hiểu hơn ai hết. Chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận lại về vấn đề này. Lúc này bảo hiểm xã hội cũng như các cơ sở khám chữa bệnh phải hướng đến mục tiêu vì lợi ích của người bệnh. Mỗi bên phải hợp tác với nhau biến cái khó khăn lớn thành khó khăn bé, rồi từ đó chúng ta vượt qua”, bà Tiến chia sẻ.
Cho bệnh nhân thêm ngày điều trị để trục lợi bảo hiểm y tế
Trong 5 tháng đầu năm nay, tại 46 địa phương đã có gần 2.770 người đi khám từ 50 lần trở lên. Đây chỉ là ... |
47% nguồn tài chính cho y tế do hộ gia đình chi trả
Theo số liệu của tài khoản y tế quốc gia năm 2015, nguồn tài chính cho y tế từ hộ gia đình (bao gồm: bảo ... |
http://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/bao-hiem-y-te-bi-phu-phep-bac-si-moi-ngay-kham-180-benh-nhan-73775.html
Ngày đăng: 09:39 | 17/10/2017
/ Hồ Quangmotthegioi.vn