Đoàn kiểm tra Phòng GDĐT và UBND phường Hiệp Thành đã phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng tại lớp mẫu giáo Mầm Xanh (quận 12, TPHCM). Tuy nhiên, chỉ yêu cầu tường trình và khắc phục sai sót. Nếu như không có việc phanh phui chuyện bạo hành từ cơ quan báo chí, những bảo mẫu không bằng cấp này sẽ ra tay đày đoạ, bạo hành trẻ em đến bao giờ?
Bà Phan Thị Mỹ Linh - chủ lớp mẫu giáo Mầm Xanh tại cơ quan công an. Ảnh: Theo Dân Việt |
Đoàn kiểm tra Phòng GDĐT và UBND phường Hiệp Thành đã phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng tại lớp mẫu giáo Mầm Xanh (quận 12, TPHCM). Tuy nhiên, chỉ yêu cầu tường trình và khắc phục sai sót. Nếu như không có việc phanh phui chuyện bạo hành từ cơ quan báo chí, những bảo mẫu không bằng cấp này sẽ ra tay đày đoạ, bạo hành trẻ em đến bao giờ?
Theo đó, ngày 22.11, Phòng GDĐT và UBND phường Hiệp Thành đã kiểm tra lớp mẫu giáo Mầm Xanh. Về nhân sự, chỉ bà Phạm Thị Mĩ Linh - chủ cơ sở - là có bằng chuyên môn, 1 cấp dưỡng có bằng sơ cấp nấu ăn. Còn 2 giáo viên khác không có bằng chuyên môn.
Hồ sơ chăm sóc bán trú còn thiếu sổ điểm danh và thu thanh toán lớn tháng 10 và tháng 11. Sổ thu thanh toán nhỏ chỉ được thực hiện đến hết tháng 9. Tức là, sau khi đón đoàn kiểm tra ngày 2.10, đơn vị này không tiếp tục thực hiện theo quy định.
Về hồ sơ chăm sóc giáo dục, đơn vị này không thực hiện theo chương trình giáo dục.
Tuy nhiên, với sai phạm trên, tổ công tác chỉ đề nghị bà Phạm Thị Mỹ Linh gửi tường trình về UBND phường Hiệp Thành, yêu cầu cơ sở khắc phục.
Tới ngày 26.11, sau khi báo Tuổi Trẻ có bài phản ánh về thực trạng đày đoạ trẻ, các cơ quan chức năng mới “mạnh tay” vào cuộc.
Dư luận đặt câu hỏi, tại sao khi kiểm tra ngày 22.11, đoàn kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm tại trường này, đặc biệt là việc 2 giáo viên không có bằng chuyên môn nhưng sao lại quá “nhẹ tay” để tội ác tiếp diễn? Nếu như không có việc phanh phui bạo hành từ cơ quan báo chí, những bảo mẫu không bằng cấp này sẽ tiếp tục đứng lớp và ra tay đày đoạ, bạo hành trẻ em đến bao giờ? Cơ sở nào cũng được “nhẹ tay” như vậy thì chất lượng, quản lý sẽ đi đến đâu?
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng vụ Giáo dục Mầm non, Bộ GDĐT cho biết: Giáo viên phải bắt buộc tốt nghiệp thấp nhất là trung cấp sư phạm mầm non theo đúng quy định tại Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục.
Về nguyên tắc, khi phát hiện sai phạm, tuỳ theo mức độ mà có 2 biện pháp là yêu cầu khắc phục ngay và tạm đình chỉ. Trong trường hợp yêu cầu khắc phục thì đồng thời phải có giải pháp hỗ trợ. Nếu thiếu cơ sở vật chất thì hỗ trợ về cơ sở vật chất, nếu thiếu giáo viên thì huy động hỗ trợ giáo viên từ các cơ sở giáo dục khác và thời gian yêu cầu khắc phục không được quá dài.
Ông Minh cũng nhận định thêm, đối với các nhóm lớp độc lập tư thục, đúng là rất khó quản lý ở chỗ là họ thay đổi giáo viên thường xuyên. Tuy nhiên, trách nhiệm của UBND phường và Phòng GDĐT là phải giám sát được việc này. UBND phường phải kiểm tra kể cả thường xuyên và đột xuất để làm sao đảm bảo chất lượng và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho các cháu.
Bảo mẫu bạo hành trẻ: Ngành GD “nghe trẻ em khóc, trẻ em cười”? Về vụ bạo hành ở mầm non Mầm Xanh, lần nữa, cả xã hội lại rúng động, khi cái ác cư ngụ ở một nơi ... |
Những tổn thương tâm lý có thể đi theo trẻ bị bạo hành suốt đời Sau những trận đòn, những cái tát, không chỉ là nỗi đau thể xác mà kèm theo đó, còn là những tổn thương tâm lý ... |
Sau cái ác Trong suốt hơn 10 năm làm luật sư bảo vệ trẻ em, tôi chứng kiến rất nhiều vụ việc ám ảnh. |
https://laodong.vn/giao-duc/bao-hanh-tre-em-sao-lai-qua-nhe-tay-de-toi-ac-tiep-dien-578741.ldo
Ngày đăng: 10:45 | 29/11/2017
/ Báo Lao động