Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể vừa có văn bản báo cáo Quốc hội về tiến độ đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành gồm 3 giai đoạn, với tổng vốn đầu tư 16 tỷ USD, tương đương hơn 336 nghìn tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 có vốn đầu tư là hơn 5,4 tỷ USD.
Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng một đường cất hạ cánh, một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác.
Ngày 2/6/2018, Chủ đầu tư dự án - ACV đã ký Hợp đồng lập báo cáo nghiên cứu khả thi (F/S) với Tư vấn JFV, gồm các công ty tư vấn JAV (của Nhật Bản) - APDi (cộng hòa Pháp) - Nippon Koei (Nhật Bản) - OC Global (Nhật Bản) - ADCC (Việt Nam) - TEDI (Việt Nam) về việc thực hiện gói thầu Tư vấn khảo sát và lập Báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 - Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Cảng hàng không Long Thành có thiết kế hình hoa sen.
Đồng thời, tư vấn JFV cũng đã ký hợp đồng thầu phụ đặc biệt với Tư vấn HEERIM của Hàn Quốc (tác giả của phương án kiến trúc “Hoa Sen”) về việc lập thiết kế cơ sở nhà ga hành khách. Theo kế hoạch, đến tháng 7/2019, tư vấn sẽ hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi.
Đến nay, tư vấn đã và đang triển khai một số công việc: Cập nhật nhu cầu giao thông hàng không; thu thập dữ liệu phục vụ phân tích tài chính sơ bộ; thu thập dữ liệu làm cơ sở thiết kế quy hoạch vùng trời; nghiên cứu điều chỉnh mặt bằng kiến trúc nhà ga hành khách, điều chỉnh kích thước đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đậu tàu bay cho phù hợp với các quy định hàng không mới nhất trên thế giới; thực hiện nghiên cứu hệ thống giao thông kết nối với CHKQT Long Thành và quy hoạch thiết kế địa thế cho tổng thể công trình.
Kế hoạch lập, trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi kéo dài trong khoảng 1,5 năm, từ tháng 6/2018-7/2019. Sau đó trình, thẩm định báo cáo vào tháng 7/2019-9/2019 trước khi trình Quốc hội thông qua dự án vào tháng 10/2019.
Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt dự án vào tháng 12/2019.
“Tiến độ thực hiện dự án như hiện nay sẽ đáp ứng được yêu cầu theo các Nghị quyết của Quốc hội”, Chính phủ cho biết.
Tuy nhiên, dự án giải phóng mặt bằng cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành lại có dấu hiệu chậm tiến độ.
Theo báo cáo, việc hoàn thiện và thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án giải phóng mặt bằng chậm so với yêu cầu. Nguyên nhân là do chưa có quy định cụ thể của pháp luật và việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án giải phóng mặt bằng chưa có tiền lệ. Cho nên, UBND tỉnh Đồng Nai gặp một số khó khăn, lúng túng trong quá trình lập, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi cũng như lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất cần bàn giao cho Bộ Giao thông Vận tải để xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành là diện tích đất vườn cây cao su của Công ty TNHH MTV Tổng công ty cao su Đồng Nai (khoảng 1.099 ha/1.165 ha cần bàn giao) và khoảng gần 200 hộ dân.
Hiện UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo cắm mốc, kiểm đếm sơ bộ tài sản trên phần diện tích này. Đồng thời, tỉnh đã làm việc với Công ty TNHH MTV Tổng công ty cao su Đồng Nai để có thể bàn giao toàn bộ diện tích đất vườn cây cao su nằm trong phạm vi GPMB trong năm 2019.
Đối với phần diện tích đất của gần 200 hộ dân, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ tập trung triển khai giải phóng mặt bằng trước, phấn đấu bàn giao đất vào cuối năm 2019 để Bộ Giao thông vận tải triển khai rà phá bom mìn và các công việc liên quan đến triển khai dự án.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng Dự án, Chính phủ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục quan tâm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Dự án.
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Tổng mức đầu tư: Khái toán cho toàn bộ Dự án là 336.630 tỷ đồng (tương đương 16,06 tỷ USD, áp dụng tỷ giá của năm 2014), trong đó giai đoạn 1 là 114.450 tỷ đồng (tương đương khoảng 5,45 tỷ USD). Dự án được sử dụng một phần vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của ngành hàng không, vốn doanh nghiệp, vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và các loại vốn khác theo quy định của pháp luật. Quy mô: Đầu tư xây dựng các hạng mục của Dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa năm. Diện tích đất của dự án là 5.000 héc-ta
Lương Bằng
Đường băng sân bay quốc tế Cam Ranh xuống cấp
Sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa) rơi vào cảnh quá tải, đường băng cũ, xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an ... |
Các dự án chống ngập sân bay Tân Sơn Nhất được ưu tiên đầu tư
Bộ Giao thông đề xuất dự án hồ chứa nước và trạm bơm cưỡng bức để chống ngập sẽ được triển khai trong năm nay. |
Dàn mỹ nhân “đọ sắc” với gu thời trang sân bay
Dù đơn giản nhưng những mỹ nhân dưới đây vẫn gây ấn tượng với gu thời trang sân bay hết sức tinh tế, năng động. |
10 sân bay quốc tế bận rộn nhất thế giới
Dựa theo lượng hành khách vận chuyển mỗi năm, sân bay Atlanta (Mỹ) dẫn đầu top 10 sân bay bận rộn nhất thế giới. Ngoài ... |
Ngày đăng: 08:08 | 11/10/2018
/ http://vietnamnet.vn