Những diễn biến cuối cùng của cơn bão số 11- từng được dự báo là có thể lên cấp 12, giật cấp 15 - cho thấy việc dự báo là… sai hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn chưa thấy cơ quan nào đứng lên nhận lỗi và nhận trách nhiệm.
Vụ sạt lở ở Tân Lạc (Hoà Bình) khiến 18 người bị vùi lấp. Ảnh: HẢI NGUYỄN |
Dự báo một đằng - thực tế một nẻo
Bản tin dự báo thời tiết chiều ngày 13.10 phát đi từ Trung tâm khí tượng thủy văn QG cho biết: “Bão số 11 hiện đang mạnh cấp 8, giật cấp 10 nhưng trong 1-2 ngày tới, bão sẽ mạnh lên cấp 12, giật cấp 15”. Bản tin thời tiết ngày 14.10 nói: “Bão 11 ảnh hưởng từ vùng biển Vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ), khu vực biển Quảng Trị đến Quảng Ngãi (bao gồm các đảo Hòn Ngư, Cù Lao Chàm, Lý Sơn có gió mạnh cấp 6, từ ngày mai (15.10) tăng lên cấp cấp 7, giật cấp 9, biển động mạnh; Bắc Trung Bộ và vùng núi phía Bắc kèm theo mưa lớn”.
Các tỉnh từ Quảng Ninh tới Quảng Ngãi cấm ngư dân ra khơi. Kết quả, dự báo thời tiết ngày 16.10: “10 giờ sáng nay (16.10), sau khi vượt qua khu vực phía Nam bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) bão số 11 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới”. Nghĩa là bão đã tan từ lúc nào không hay, dù người dân phải “căng mình chống bão”.
Việc dự đoán một đằng - bão đi một nẻo từng diễn ra năm ngoái nhưng ở chiều ngược lại. Tháng 9.2016, ngư dân miền Trung bàng hoàng khi nhận ra việc dự báo thời tiết sai lệch dẫn đến ngư dân chạy sát bão, đuổi theo bão, đi trong bão. Cụ thể, tại cửa biển Kỳ Hà, có 18 tàu cá thay vì chạy tránh bão thì đã biến thành màn chạy... đuổi theo bão, chạy sát bão và chạy trong bão.
Năm nay việc đưa ra mức cảnh báo quá rộng khiến ngư dân tiếc hùi hụi vì theo kinh nghiệm, mỗi khi biển động, sóng và gió tương đối lớn thì đây là thời điểm dễ có nhiều hải sản đánh bắt.
Thiệt hại kinh tế
Chưa một báo cáo chính xác nào về thiệt hại do báo bão sai nhưng việc chuẩn bị cho việc chống bão đòi hỏi một lượng kinh phí lớn và việc dự báo “trật lấc” khiến khoản tiền kia vô nghĩa.
Trả lời Lao Động, ông Lê Thanh Hải - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia - cho rằng, việc dự báo chưa chính xác một phần do thiết bị chưa được đầu tư: “Ở một số nước phát triển trong khu vực và thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản mức độ bao phủ trạm quan trắc KTTV, ra đa thời tiết, thám không… rất dày đặc với mật độ vào khoảng 10-15km/trạm được trải đều khắp lãnh thổ.
Trong khi đó ở Việt Nam, phân bố các trạm đo không đồng đều và rất thưa ở vùng núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên (khoảng 20-30km/trạm). Ví dụ như lưu vực hồ Thủy điện Hòa Bình có diện tích gần 8.000km2 với dung tích 9,5 tỉ mét khối nước nối liền với Sơn La, tuy nhiên mới chỉ có 2 trạm quan trắc thủy văn cách hơn 100km dọc theo thượng nguồn Sông Đà ở Tạ Bú, Phù Yên và 8 trạm đo mưa trong toàn bộ lưu vực đến hồ, trong khi đó lượng nước đổ về hồ đợt lũ vừa rồi chủ yếu từ các nhánh trong khu vực lòng hồ nên đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả dự báo lũ về hồ Hòa Bình.
Trong điều kiện công nghệ, thiết bị và khả năng trình độ hiện nay của mạng lưới KTTV Việt Nam đang phấn đấu đạt tầm trung bình khá của khu vực Đông Nam Á thì những sản phẩm dự báo, cảnh báo các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm cũng đang phấn đấu để đạt được mục tiêu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn ở tầm trung bình khá ở khu vực.
Để phục vụ công tác dự báo, cảnh báo KTTV, giám sát biến đổi khí hậu, ngày 12.1.2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030, theo đó sẽ xây dựng 1.545 trạm quan trắc KTTV, 6.347 điểm quan trắc KTTV tự động và 1.557 công trình quan trắc.
Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế đất nước đang khó khăn như hiện nay việc đầu tư phát triển hay nâng cấp mạng lưới trạm hiện đã khó khăn thì việc phát triển mạng lưới trạm mới là rất khó.
Dự báo thời tiết sai bị phạt thế nào Ngày 10.9.2017, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 84 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 173 năm 2013 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ. Theo quy định mới, việc truyền, phát sai lệch bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn bị phạt 40-50 triệu đồng. Bản tin chậm so với thời gian quy định cũng bị phạt tiền 20-30 triệu đồng. Nghị định 84 cũng bổ sung mức phạt 3-5 triệu đồng với hành vi ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thuỷ văn 3 lần liên tiếp trong một tháng không đủ độ tin cậy. Ngoài ra, các đơn vị cũng bị phạt tiền 10-15 triệu đồng nếu không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về dự báo. |
Nóng trong tuần: Nín thở dõi theo đường đi siêu dị của cơn bão số 11
Diễn biến mưa lũ ở các tỉnh miền Bắc; Bão 11 di chuyển siêu dị, PGS Văn Như Cương qua đời ở tuổi 80… là ... |
Bão số 11 giật cấp 15 gây sóng to, gió lớn tại vịnh Bắc bộ
Do ảnh hưởng của bão số 11, vùng biển vịnh Bắc bộ từ trưa nay (15.10) sẽ có gió mạnh cấp 7, sau tăng lên ... |
Vụ án Giám đốc viện Nhi bày mưu giết vợ từng chấn động Hà Nội: Khai quật tử thi thành công nhờ kế hoạch điệu hổ ly sơn (Kỳ 4)
Chỉ có duy nhất một biện pháp đó chính là khai thuật tử thi, xét nghiệm thì mới có thể có đáp án cho những ... |
http://laodong.vn/xa-hoi/bao-11-du-bao-sai-nhung-khong-ai-xin-loi-570635.ldo
Ngày đăng: 09:22 | 18/10/2017
/ Khánh Vũ/Báo Lao động