''Đã là lái xe không ai muốn phải làm việc với CSGT. Thế nhưng họ vẫn phải làm nếu như muốn việc lưu thông trên đường diễn ra một cách suôn sẻ''

Phát biểu tại tọa đàm về dự án cao tốc Bắc-Nam, ông Lê Xuân Nghĩa, Ủy viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia cho biết, hiện nay không chỉ có các trạm thu phí của nhà đầu tư BOT nhằm thu hồi vốn, mà còn có cả các trạm thu phí vô hình của lực lượng CSGT.

Bản thân ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng đã nghe được nhiều thành viên trong hiệp hội phản ánh về nạn mãi lộ trên các cung đường.

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, Đất Việt đã có cuộc trao đổi với một số lái xe đường dài, những người hàng ngày phải thông qua các dạng BOT để vận chuyển hàng hóa.

Anh Nguyễn Công Lợi (36 tuổi, Thái Bình) - một tài xế xe đầu kéo chuyên chạy tuyến Hải Phòng - TP.HCM cho biết, nếu như xe chạy đúng tải, đi đúng luật, giấy tờ đầy đủ thì lái xe sẽ chỉ phải trả phí cho các trạm BOT của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, theo anh Lợi, hiếm có xe tải nào chạy đủ tải. Đa số các xe đều chạy quá tải, không nhiều thì ít mới có thể kiếm thêm được chút công.

\'\'Lực lượng chức năng rất giỏi, xe chạy quá tải hay không họ đều biết, không một xe nào có thể thoát được. Khi tài xế chở quá tải đồng nghĩa với việc họ chấp nhận trả phí cho những BOT vô hình.

Mặc dù phải trả phí cho BOT vô hình song lợi nhuận mà lái xe hoặc doanh nghiệp vận tải thu về vẫn cao hơn việc chạy đủ tải mà không phải trả phí. Đây gọi là hợp tác đôi bên cùng có lợi, nếu muốn tồn tại thì phải chấp nhận luật chơi\'\', người tài xế chia sẻ.

ban khoan bot canh sat giao thong tai xe noi that
Lực lượng cảnh sát giao thông xử lý người vi phạm

Đồng quan điểm, anh Đặng Đức Minh (30 tuổi, Hải Phòng), tài xế xe đầu kéo chạy tuyến Bắc - Nam cho rằng, đã là lái xe không ai muốn phải làm việc với CSGT. Thế nhưng họ vẫn phải làm nếu như muốn việc lưu thông trên đường diễn ra một cách suôn sẻ.

\'\'Một khi CSGT kiểm tra thì kiểu gì cũng bắt được lỗi, không quá tải thì chất lượng phương tiện, giấy tờ sổ sách có vấn đề. Những lỗi này thường phạt rất nặng, lên tới hàng triệu đồng, rồi còn treo bằng lái, rất rắc rối.

Do vậy, để mọi việc được giải quyết nhanh chóng, tài xế sẽ chọn phương án thỏa thuận, sẵn sàng trả phí cho trạm thu phí vô hình. Dần dần việc trả phí này sẽ diễn ra như một điều tất nhiên. Đến hẹn lại lên, khi tới gần chốt, lái xe chuẩn bị sẵn tiền để trả phí thông chốt\'\', anh Minh cho biết.

Theo anh Minh, khi lái xe xác định ra đường kiếm ăn, để bảo vệ bát cơm của mình, họ sẽ không dám đập bát cơm của \'\'người khác\'\'. Nước sông không phạm nước giếng, đó là luật bất thành văn.

\'\'Tôi thường xuyên chạy tuyến Bắc - Nam, mỗi lần đi là phải qua hơn 20 tỉnh thành. Mỗi tỉnh thành thường có 2 trạm thu phí vô hình. Nếu như xe chạy đúng chạy đủ sẽ không vấn đề gì.

Tuy nhiên, hầu hết các xe tải đều có vấn đề nên việc trả phí để qua trạm thu phí vô hình là điều tất nhiên. Mỗi trạm từ 50 - 100 ngàn, thậm chí 200 ngàn, tùy từng loại phương tiện.

Làm một phép tính đơn giản, với mức thu phí trung bình là 100 ngàn đồng/trạm thì để đi từ Nam ra Bắc mỗi xe sẽ phải trả khoảng 4 triệu tiền phí cho trạm thu phí vô hình\'\', anh Minh chia sẻ.

Cùng chia sẻ về vấn đề này, anh Nguyễn Văn Trường (31 tuổi, Nam Định), tài xế xe khách chạy tuyến Nam Định - Đắk Lắk cho biết, làm nghề vận tải hành khách thì việc chạy quá tốc độ, lấn làn, chở quá số lượng là điều không thể tránh khỏi.

Do đó, theo anh Trường, nếu như lực lượng chức năng xử lý đúng quy định thì chỉ tính tiền nộp phạt thôi cũng đủ để nhà xe bị phá sản.

\'\'Nhà xe chấp nhận nộp phí để tồn tại. Trước là để việc vận chuyển hành khách không bị gián đoạn, sau là có thể thoải mái đi lại mà không lo ngay ngáy. Làm nghề vận tải mà không \'\'đi đêm\'\' thì không thể làm được", anh Trường khẳng định.

* Tên nhân vật đã bị thay đổi

ban khoan bot canh sat giao thong tai xe noi that Bộ Giao thông chưa chấp thuận tăng phí trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài

Do dự án BOT quốc lộ 2 chưa thanh quyết toán và xử lý các tồn tại nên Bộ Giao thông không chấp nhận tăng ...

ban khoan bot canh sat giao thong tai xe noi that "Người Việt Nam đang làm xiếc chứ đâu phải lái xe"

Mấy chục năm trôi qua, trong cái nhìn của người nước ngoài về giao thông Việt Nam vẫn là "đang làm xiếc trên đường"!

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/ban-khoan-bot-canh-sat-giao-thong-tai-xe-noi-that-3346612/

Ngày đăng: 10:59 | 07/11/2017

/ Ngọc Hà / Báo Đất Việt