Một bác sĩ tại Đại học Washington cho rằng có thể cấy thiết bị siêu nhỏ vào não giúp con người giao tiếp và đọc suy nghĩ của nhau.
Bác sĩ Eric Leuthardt tin rằng con người có thể thần giao cách cảm trong tương lai. Ảnh: HealthLiving. |
Bác sĩ Eric Leuthardt tại Đại học Washington cho rằng thần giao cách cảm hay việc giao tiếp qua não có thể trở thành hiện thực trong khoảng 20 năm nữa, News.com.au hôm nay đưa tin. Theo ông, thần giao cách cảm không chỉ là trò chuyện qua não mà còn là khả năng đọc suy nghĩ của người khác.
Cách đơn giản nhất để đạt mục tiêu này là tiếp tục thu gọn máy tính cho đến khi tạo ra cỗ máy mạnh mẽ và nhỏ đến mức đưa được vào não người. "Với tốc độ thay đổi của công nghệ, sẽ không quá vô lý khi cho rằng trong khoảng 20 năm nữa, mọi thứ trong một chiếc điện thoại di động có thể đưa vào thiết bị nhỏ bằng hạt gạo", Leuthardt nói.
Thiết bị này có thể được cấy vào não theo cách ít ảnh hưởng nhất và sẽ thực hiện những tính toán cần thiết để trở thành một thiết bị kết nối não - máy hiệu quả, ông nhận định. Leuthardt đang nghiên cứu vấn đề này cùng các nhà khoa học máy tính.
Con người còn phải vượt qua nhiều thách thức trước khi biến thần giao cách cảm thành hiện thực, theo Gerwin Schalk, một trong các cộng sự của bác sĩ Leuthardt. "Điều bạn thực sự muốn là có thể lắng nghe và trò chuyện với não theo cách mà não không phân biệt được với việc trao đổi thông tin bên trong. Chúng ta hiện tại chưa thể làm được như thế", Schalk giải thích.
Dù vậy, ông tin chắc việc này sẽ thực hiện được trong tương lai. "Khi điều đó xảy ra, cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi, và thay đổi chưa từng thấy", Schalk nói thêm.
Một vấn đề khác mà nhóm nghiên cứu gặp phải là tìm nguồn vốn. Leuthardt tin rằng sau khi giải quyết vấn đề tài chính cho dự án, ông sẽ phát triển một thiết bị cấy mà mọi người có thể mua được.
10 căn bệnh bí ẩn trong y học khiến các nhà khoa học "bó tay" Nhiều căn bệnh kỳ quái không chỉ là ẩn số trong quá khứ mà đến nay có thể vẫn chưa tìm ra lời giải đáp. |
Công trình nghiên cứu được tạp chí quốc tế kiểm duyệt thế nào? Các tạp san khoa học có chế độ kiểm duyệt rất khắt khe, nên tỷ lệ công trình bị từ chối chiếm đa số, khoảng ... |
Ngày đăng: 11:30 | 27/03/2018
/ vnexpress.net