Người biểu tình đốt ngân hàng và đập phá các cửa hàng ở thủ đô, trong khi Tổng thống Pháp ngày càng giành được sự ủng hộ của người dân.

Ngày 16/3, phong trào biểu tình Áo vàng một lần nữa bùng phát trở lại thành bạo động sau nhiều tuần có dấu hiệu hạ nhiệt. Điều đáng chú ý, lần biểu tình này rất nhanh chóng bị biến thành bạo động, đốt phá, cướp bóc thay vì các hoạt động hô hào đưa yêu sách.

Các hàng truyền thông của Pháp cũng chỉ ra, một chi nhánh của ngân hàng Banque Tarneaud bị đốt phá và khi lính cứu hỏa tới, họ may mắn giải cứu kịp thời một phụ nữ và một trẻ mới sinh bị kẹt trong văn phòng này. 11 người bị thương trong cuộc đốt phá này.

Tại đại lộ Champs Elysees, các cửa hàng bị đập phá nghiêm trọng, nhiều báo cáo về việc mất hàng hóa có giá trị cao liên tiếp gửi về các cơ quan cảnh sát.

Nhiều vị trí mang tính biểu tượng đương đại của Paris cũng bị phá hủy, ví dụ như mái hiện bằng vải bạt nổi tiếng, nơi cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy ăn mừng chiến thắng trong cuộc bầu cử 2007 cũng bị đốt phá.

ao vang da doi mau phap sap cam bieu tinh con do

Người biểu tình đốt phá trên đường phố Paris hôm 16/3

Bộ Nội vụ Pháp ước tính 10.000 người đã tham gia cuộc bạo động hôm 16/3 và 32.300 người là con số tổng cộng trên toàn quốc. Đây là con số không lớn so với những kỷ lục trước đây, nhưng tính chất bạo động lại tăng cao. Có 1.500 người cực kỳ bạo lực.

Paris đã huy động tới 1.400 cảnh sát chống bạo động. Họ phải sử dụng đến vòi rồng, hơi cay, súng bắn đạn cao su. Đáp lại, người biểu tình sử dụng gạch đá, gậy gộc. Cảnh sát đã bắt giữ một số đối tượng có ý định sử dụng bom xăng.

Bộ Nội vụ Pháp cảnh báo, biểu tình Áo vàng đang dần biến tướng và chỉ tập trung tại đây những đối tượng bất hảo, có tư tưởng và hành động côn đồ. Bằng chứng cho thấy, những khẩu hiệu dân chủ, yêu cầu quyền lợi cho người lao động không còn được đưa ra.

Bản thân những người biểu tình này cũng không mang lại một thông điệp yêu cầu cụ thể nào. Mọi hành động chỉ đơn thuần là tụ tập, đốt phá và cướp bóc. Đó là lý do vì sao trong lần biểu tình tuần trước, Quốc hội Pháp đã nhóm họp và đề xuất một luật mới được gọi tên là "Kiểm soát biểu tình" mà bản chất là "chống côn đồ".

Theo luật đó, người biểu tình có thể tập trung, truyền tải những thông điệp của họ nhưng không được quyền đốt phá, cướp bóc. Những người biểu tình sẽ bị cảnh sát kiểm tra, và được quyền bắt giữ nếu họ mang theo những vũ khí, vật liệu gây sát thương hoặc cháy nổ. Đồng thời Pháp nghiêm cấm mọi hoạt động đeo mặt nạ che mặt khi tham gia các cuộc biểu tình.

ao vang da doi mau phap sap cam bieu tinh con do

Một cửa hàng bị đốt gần đại lộ Champs Elysees

Khi luật này chưa kịp có hiệu lực thì cuộc bạo động hôm 16/3 một lần nữa cho thấy Paris cần phải hành động may tay và cứng rắn hơn nữa. Đáng chú ý, trong các cuộc thăm dò ý dân được tổ chức bởi nhiều cơ quan trung lập hoặc các hãng truyền thông lớn, tỉ lệ đa số người tham gia đều khẳng định cần xử lý nghiêm những người Áo vàng hung bạo này.

Trái ngược với sự thoái trào và biến tướng cực đoan của Áo vàng, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, từ một chính trị gia với cái ghế lung lay dữ dội, đã dần chuyển mình trở thành Tổng thống nhận được mức ủng hộ đáng kể.

Ông Macron đã khéo léo thay đổi hình ảnh của mình. Từ một Tổng thống của người giàu, ưa sử dụng những phòng họp giát vàng ở cung điện Elysees, ông Macron đã được thấy xuất hiện nhiều hơn ở các khu ổ chuột, những cánh đồng của người nông dân, các căn cứ quân sự nơi người lính sẵn sàng chiến đấu vì nước Pháp...

Tổng thống Pháp cũng đã đưa ra hàng loạt chính sách để cải thiện đời sống người lao động. Song song với các cuộc đốt phá hàng tuần, thì những chính sách của ông Macron cũng chứng tỏ hiệu quả theo từng tuần.

Đáng chú ý, Tổng thống Pháp cũng đã tránh nhắc đến những luận điệu kêu gọi thành lập quân đội chung châu Âu hay rời khỏi NATO, tự chủ trước nước Mỹ... Tất cả những kế hoạch này nhiều tuần gần đây đều được Đức đứng ra tuyên bố. Dường như ông Macron đã chứng tỏ chỉ muốn tập trung giải quyết các vấn đề của người dân, thay vì tìm kiếm các rắc rối khác từ ngoài biên giới.

Đã đến lúc người Pháp và cả châu Âu phải thừa nhận vào tài năng chính trị của ông Macron. Và phong trào dân túy Áo vàng đã không còn giữ được vẻ đẹp lúc đầu của nó. Hiện tại, theo tờ Reuters, người Pháp chỉ nhắc đến Áo vàng như những gì xấu xa, tồi tệ nhất của đất nước này.

ao vang da doi mau phap sap cam bieu tinh con do

Biểu tình Áo vàng đốt nhiều siêu xe tại Paris

Cuộc biểu tình của 4.000 người cuối tuần trước tại Paris đã phá hủy ba mẫu xe sang gồm Porsche Cayman, Porsche 911 và Ferrari ...

ao vang da doi mau phap sap cam bieu tinh con do

Biểu tình Pháp bước sang tuần 13, xô xát xảy ra trước tòa nhà quốc hội

Phong trào biểu tình áo khoác vàng tại Pháp bước sang tuần thứ 13. Xô xát giữa người biểu tình và lực lượng chức năng ...

Ngày đăng: 16:56 | 17/03/2019

/