Hãng tin Telegraph cho biết, Bộ Quốc phòng Anh có kế hoạch triển khai tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tối tân nhất của mình tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2021 để đảm bảo quyền tự do hàng hải trong khu vực.
Kế hoạch điều động tàu sân bay HMS Queen Elizabeth được công bố trong bối cảnh cùng với các đồng minh là Mỹ và Australia, Anh ngày càng quan tâm tới hoạt động tự do hàng hải trên những tuyến đường biển quốc tế.
Hành động này được các cường quốc hải quân đưa ra giữa lúc Trung Quốc không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng trên thế giới trong đó có chính sách bành trướng tại các vùng biển gần với những đòi hỏi chủ quyền phi lý.
Sự có mặt của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tạo nên những biên đội tác chiến cực mạnh của hải quân Mỹ và đồng minh để tạo thế đối trọng với Trung Quốc.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của hải quân Hoàng gia Anh có chiều dài 284 m, chiều rộng lớn nhất 73 m, mớn nước 11 m, lượng giãn nước toàn tải 70.600 tấn, trị giá con tàu lên tới 3,8 tỷ bảng Anh.
Tàu được trang bị 2 động cơ turbine khí và 2 động cơ diesel với tổng công suất 61.687 mã lực, cho vận tốc tối đa 29 hải lý/h, dự trữ hành trình lên tới 10.000 hải lý.
Tàu được trang bị hệ thống điện tử rất hiện đại với cảm biến chính là radar quét mạng pha điện tử thụ động S1850M SMART-L có khả năng theo dõi 1.000 mục tiêu ở cự ly 400 km.
Bổ trợ cho đài radar SMART-L là radar giám sát không phận Type 997 Artisan có khả năng theo dõi 900 mục tiêu ở cự ly 200 km, tính năng kỹ chiến thuật cũng cực kỳ đáng gờm.
Những khí tài điện tử trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đều có mức độ tự động hóa rất cao, từ đó giảm được số lượng nhân lực vận hành, trong khi mức độ tin cậy vẫn đảm bảo.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth có thể mang theo 40 máy bay các loại, trong đó bao gồm tối đa 36 tiêm kích tàng hình F-35B Lightning II có khả năng cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng.
Cấu hình triển khai trong thời bình, tàu HMS Queen Elizabeth sẽ mang theo 12 chiếc F-35B, 24 máy bay hỗ trợ với cấu hình chiến đấu tiêu chuẩn cùng một số trực thăng.
Tùy thuộc yêu cầu nhiệm vụ mà số lượng tiêm kích F-35B sẽ được tăng cường để nâng cao năng lực tác chiến, số lượng có thể lên tới 36 chiếc tạo ra khả năng kiểm soát trên không rất mạnh.
So sánh với tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) hay chiếc Type 002 mà hải quân Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm thì chiếc HMS Queen Elizabeth của Anh được đánh giá cao hơn nhiều cho dù kích thước nhỏ hơn.
Phi đội tiêm kích tàng hình F-35B của tàu sân bay hải quân Anh theo đánh giá thì "trên cơ" so với J-15 Flying Shark của Trung Quốc ở tất cả các chỉ số cơ bản.
Trước viễn cảnh sắp phải đối đầu một lực lượng hải quân rất mạnh, Trung Quốc đã lớn tiếng cáo buộc rằng việc Anh có kế hoạch triển khai tàu sân bay sẽ bị xem như hành động thù địch.
Tuy nhiên những lời phản đối của Bắc Kinh chắc chắn khó mà gây ảnh hưởng được tới quyết tâm của London trong việc đảm bảo tự do hàng hải trên biển.
Uy lực tên lửa diệt hạm của Việt Nam nặng cả tấn, có thể hạ gục tàu sân bay
Việt Nam chính là quốc gia nước ngoài duy nhất được Nga chuyển giao cho hệ thống tên lửa diệt hạm hành trình P-35B. |
Việt Nam nói gì về thông tin tàu sân bay Mỹ đi vào Biển Đông?
Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế tại khu vực Biển Đông. |
Ngày đăng: 15:24 | 11/09/2019
/ anninhthudo.vn