Theo dự toán ngân sách năm 2019, tổng số tiền thuế TNCN là 113.000 tỉ đồng và con số kế hoạch trong năm 2020 là 128.600 tỉ đồng, bằng 8% tổng thu ngân sách, 10% tổng thu các loại thuế. Vào thời điểm khó khăn như hiện nay, một số chuyên gia thuế cho rằng, cần thiết phải giãn, giảm tiền thuế TNCN. Thậm chí, có thể miễn trong một khoảng thời gian nhất định để chia sẻ khó khăn với người nộp thuế.

TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính:

Thời điểm này thì không chỉ giãn mà còn nên giảm. Giảm thì giảm bao nhiêu, giảm bao lâu cho phù hợp, đó mới là mấu chốt. Người lao động đã mất việc làm, lương thu nhập giảm đi, hộ kinh doanh đóng cửa nên chúng ta phải giảm để giúp họ vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, giảm bao nhiêu thì tùy vào ngân sách của Chính phủ. Hiện nay ngân sách của mình cũng rất khó khăn, thậm chí đang bội chi.

anh huong dich covid 19 can mien giam gian thue thu nhap ca nhan
TS Nguyễn Trí Hiếu (chuyên gia tài chính). Ảnh: T.L

Tôi cho rằng, nên giảm đến mức 50%, thậm chí có những trường hợp thì chúng ta nên miễn thuế luôn là hợp lý. Ngay từ bây giờ, nên có chính sách đó để họ được hưởng lợi. Miễn luôn cho đến khi nào có công việc ổn định trở lại. Ngoài ra, theo tôi những người không đủ khả năng nộp thuế thì cần phải có cứu trợ họ. Có thể Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp trả một khoản lương, hay trả thẳng cho những người bị ảnh hưởng của dịch mà mất việc.

TS Nguyễn Ngọc Tú - Chuyên gia về thuế:

Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân chủ yếu là những người lao động, người làm công ăn lương. Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên một số đơn vị đã giảm lương, thậm chí một số đơn vị đã cho người lao động nghỉ việc. Trong khi đó, khi dịch bệnh lan rộng thì chi tiêu sinh hoạt trong gia đình tăng lên. Từ việc sắm sửa các đồ dùng, thiết bị y tế, sinh hoạt gia đình… Thậm chí có trường hợp một gia đình trước đây 3 người thì cả 3 đều có công việc ổn định nhưng khi dịch bệnh thì chỉ còn 1 người. Vậy chi tiêu của hai người khác phụ thuộc người còn lại.

Từ đó thấy rằng, người có việc thu nhập vẫn vượt ngưỡng đóng thuế nhưng trong cuộc sống lại phải gánh thêm nhiều chi tiêu khác. Khó khăn này do dịch gây nên chứ không ai mong muốn. Do vậy, rất cần sự hỗ trợ, quan tâm của Nhà nước là giảm, miễn thuế thu nhập cá nhân cho họ. Nếu không giảm được nhiều thì giảm được 20 đến 30% để động viên tinh thần, động viên tâm lý để vượt lên trong mùa dịch. Nếu không giảm được thì cần giãn cho người nộp thuế đến cuối năm. Tôi cho rằng, việc giảm thuế thu nhập cá nhân không ảnh hưởng nhiều đến ngân sách nhà nước. Khi điều kiện tốt thì đóng thuế, nhưng khi khó khăn thì cần được Nhà nước chia sẻ.

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh - nguyên trưởng bộ môn Quản trị tài chính quốc tế (Học viện Tài chính)

Việc giảm và miễn thuế dù ở bất cứ thời điểm nào cũng không hợp lý. Vấn đề lo nhất ở đây là những người nghèo, những người làm công ăn lương, họ không có việc làm. Vậy nên thời điểm này phải có chính sách hỗ trợ họ. Còn khi bản thân cá nhân nào mà vẫn đi làm bình thường hay làm ở nhà nhưng thu nhập vẫn cao thì vẫn nên có trách nhiệm với nhà nước. Mức tiền giảm đi thì sẽ đóng ít đi. Còn những người không có thu nhập thì không có gì để đóng thuế.

Thông thường thuế thu nhập cá nhân nơi nào trả lương thì đơn vị đó sẽ trích ra để sau đó thanh toán. Nếu cuối năm mới quyết toán thì có thể xem xét giãn hoặc chậm nộp. Bởi thời điểm đó, đối tượng nộp thuế mới bắt đầu đi làm thì đang khó khăn về kinh tế…

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh

Khi kinh tế khó khăn, thu nhập chắc chắn sẽ giảm, đặc biệt, trong đợt dịch bệnh COVID-19 đang phức tạp như hiện nay thì nhiều người không có thu nhập, việc này dẫn tới nguồn thu không đến ngưỡng đóng thuế. Vậy, nếu trong trường hợp giảm thuế TNCN ở thời điểm này cũng không có ý nghĩa gì. Trường hợp, nếu khó khăn nhưng vẫn có doanh thu để đóng thuế thì đó là bắt buộc và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế.

Mới đây, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, mức chịu thuế thu nhập cá nhân mới, dự kiến là 11 triệu đồng/tháng (so với 9 triệu đồng/tháng trước đây) và mức giảm trừ gia cảnh là 4,4 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc (so với 3,6 triệu đồng/tháng trước đây). Sau 7 năm mới thay đổi biểu mức thuế thu nhập cá nhân, dù nhìn vào con số thấy cải thiện chút đỉnh, nhưng không thể nói là theo kịp giá cả hàng hóa trên thị trường. Hơn nữa, mức chịu thuế thu nhập cá nhân mới cũng là quá thấp so với vài quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Anh Huy

Mới đây, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, mức chịu thuế thu nhập cá nhân mới, dự kiến là 11 triệu đồng/tháng (so với 9 triệu đồng/tháng trước đây) và mức giảm trừ gia cảnh là 4,4 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc (so với 3,6 triệu đồng/tháng trước đây). Sau 7 năm mới thay đổi biểu mức thuế thu nhập cá nhân, dù nhìn vào con số thấy cải thiện chút đỉnh, nhưng không thể nói là theo kịp giá cả hàng hóa trên thị trường. Hơn nữa, mức chịu thuế thu nhập cá nhân mới cũng là quá thấp so với vài quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Anh Huy

Cao Nguyên (ghi)

anh huong dich covid 19 can mien giam gian thue thu nhap ca nhan Thủ tướng: Không để nền kinh tế "đổ gục" vì Covid-19

Thủ tướng nhấn mạnh, phải vực dậy nền sản xuất trong nước để giải quyết việc làm, tăng trưởng, không để đổ gục trước tình ...

anh huong dich covid 19 can mien giam gian thue thu nhap ca nhan GDP quý I tăng thấp nhất 10 năm

Do ảnh hưởng của Covid-19, tăng trưởng kinh tế quý I chỉ đạt 3,82% - thấp hơn kịch bản xấu nhất Bộ Kế hoạch & Đầu ...

Ngày đăng: 12:16 | 03/04/2020

/ laodong.vn