Cầu đi bộ lát gỗ lim siêu sang ở Huế đang chuẩn bị hoàn thiện, những thanh gỗ nứt trước đây đã được xử lý, thay thế hoàn toàn.
Cầu đi bộ lát lim từng bị rạn nứt ở Huế đang chuẩn bị hoàn thiện, dự kiến sẽ chính thức đưa vào sử dụng từ tháng 10 tới.
Cây cầu được xây dựng trên mặt sông Hương này từng khiến dư luận lo ngại vì kinh phí quá lớn; thêm vào đó là vật liệu gỗ sẽ rất khó để tạo độ bền vững của công trình, nhất là phải chống chọi với thời tiết khắc nghiệt của Huế. Khi làn sóng tranh cãi chưa dịu, thì tháng 8/2018 nhiều ván gỗ lim dùng để lát sàn công trình nói trên xuất hiện những vết rạn nứt. Tuy nhiên đến nay, những thanh gỗ nứt đó đã được xử lý, thay thế hoàn toàn.
Hiện các lối dẫn xuống cây cầu gỗ lim siêu sang ở Huế tạm thời bị phong tỏa để đơn vị thi công hoàn thiện những hạng mục cuối cùng như đường điện, trụ đèn, hệ thống chiếu sáng nghệ thuật, cây cảnh…
Dù công trình cầu đi bộ lát gỗ lim ở Huế chưa đi vào sử dụng nhưng nhiều bạn trẻ tò mò đã tìm đến chiêm ngưỡng cây cầu độc nhất vô nhị từng gây nhiều tranh cãi này.
Du khách thích thú đi dạo, vui chơi và chụp ảnh trên cầu đi bộ lát gỗ lim gây nhiều tranh cãi ở Huế.
Những vết rạn nứt chân chim và thành đường từng xuất hiện trên nhiều ván gỗ lim dùng để lát sàn cầu đi bộ siêu sang ở Huế.
Chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án KOICA và nhà thầu thi công là Cty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi giải thích, vết rạn chỉ nhỏ hơn 1 mm, nằm trong giới hạn cho phép sử dụng làm vật liệu lát ván sàn và không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của gỗ, cũng như tính thẩm mỹ. Ngoài ra, đường đi bộ bằng gỗ lim ven sông Hương có tổng số 16.000 thanh gỗ lim Nam Phi được lắp lát (loại dài 2,5 và 1,5m), trong đó, tỷ lệ cho phép các thanh gỗ phải loại bỏ để thay thế là 5% (800 thanh gỗ).
Theo Ban Quản lý dự án (BQLDA) KOICA, công trình cầu đi bộ lát gỗ lim nằm dự án dự án thí điểm của dự án "Quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương và dự án thí điểm" do KOICA (Hàn Quốc) tài trợ. Cơ quan tư vấn thiết kế lập quy hoạch và dự án thí điểm là Viện nghiên cứu Han-A và Công ty Kỹ thuật Dohwa của Hàn Quốc.
Theo đó, trong quy mô tóm tắt dự án “Mạng lưới kết nối hệ thống tuyến đường đi bộ phía Nam sông Hương, TP Huế” có cầu đi bộ, bến thuyền, sân khấu biểu diễn ngoài trời, chỉnh trang công viên Lý Tự Trọng, hệ thống giao thông (đường dạo nội bộ), hệ thống chiếu sáng và các hạng mục khác.
Thông tin BQLDA KOICA cung cấp, tổng kinh phí thực hiện dự án là 52,9 tỷ đồng, chi phí xây lắp 51,2 tỷ đồng. Trong đó, hạng mục cầu đi bộ rộng 4m, dài 400m được thiết kế bằng sàn bê tông cốt thép trên hệ cọc bê tông ly tâm D400; mặt trên sàn bê tông được lát mặt gỗ lim dày 5cm, liên kết với sàn bê tông cốt thép. Tổng diện tích lát sàn bằng gỗ lim là 2.438m2.
Dự toán tổng chi phí gỗ lim lát sàn cho cầu đi bộ là 5,14 tỷ đồng (bao gồm phần gỗ lim thành phẩm đã được xử lý (ngâm hóa chất, sấy...) và gia công, lắp dựng.
Theo hồ sơ thiết kế của đơn vị tư vấn Hàn Quốc, nguồn gốc gỗ lim là nhập khẩu chính ngạch, hợp pháp từ Nam Phi, hoàn toàn không ảnh hưởng đến rừng và chủ trương của Chính phủ Việt Nam.
Sàn gỗ lim cầu đi bộ siêu sang ở Huế rạn nứt: Quy trình kiểm duyệt gỗ ra sao?
Gỗ lim nhập khẩu trước khi được xẻ thanh mang ra ốp sàn cầu đi bộ ở Huế phải trải qua nhiều công đoạn, quy ... |
Tiết lộ động trời vụ đường lát gỗ lim siêu sang chưa xong đã nứt
Đơn vị cung cấp gỗ để phục vụ công trình đường đi bộ lát gỗ lim ven sông Hương (TP Huế) tiết lộ, có khối ... |
Vì sao đường đi bộ lát gỗ lim ven sông Hương nứt?
Theo ông Thành, khi công trình đưa vào khai thác, những thanh gỗ nứt dọc trong thời gian bảo hành 30 tháng sẽ được nhà ... |
Ngày đăng: 14:45 | 17/10/2018
/ https://vtc.vn