Thay vì được sử dụng nghiên cứu khoa học, thi thể nhiều người hiến xác tại Mỹ bị phân thành nhiều phần để mua đi, bán lại

Harold Dillard làm công việc lát sàn bồn tắm và nhà bếp ở Albuquerque, New Mexico - Mỹ. Vào Lễ Tạ ơn năm 2009, ông nhận tin dữ: mắc bệnh ung thư.

Phẫn nộ và bất lực

Con gái ông Dillard, cô Farrah Fasold, chia sẻ với Reuters: "Cha tôi mới 56 tuổi, trẻ trung, hoạt bát, khỏe mạnh và yêu đời. Bỗng dưng một đêm, tai họa ập tới. Vốn hay nghĩ tới người khác, cho tới khi cận kề cái chết, ông vẫn muốn làm được cái gì đó cho mọi người. Thế nên, cha tôi hiến thi thể của mình".

Những ngày ông Dillard hấp hối trên giường bệnh, đại diện Công ty Bio Care đóng ở Albuquerque tới thăm cha con ông. Những lời họ nói thật động lòng, rằng sự cống hiến của ông Dillard sẽ giúp ích rất nhiều cho sinh viên y khoa, bác sĩ và nhà nghiên cứu. Theo cô Fasold, Bio Care còn nêu cụ thể từng bộ phận sẽ phục vụ cho hoạt động nghiên cứu nào, trong đó có cả việc đào tạo kỹ thuật phẫu thuật thay khớp gối. Cam kết mạnh mẽ từ công ty này đã xua tan nghi ngại ban đầu của cô vốn đang tan nát cõi lòng vì sắp mất cha.

Bio Care lo liệu việc hỏa táng những phần còn lại của ông Dillard và gửi tro cốt cho gia đình nhưng trễ hơn so với hứa hẹn nhiều tuần. Tuy nhiên, khi nhận số tro cốt từ Bio Care, Fasold không khỏi nghi ngờ bởi trông nó giống như cát.

Tháng 4-2010, Fasold nhận được tin từ chính quyền địa phương cho biết đầu của cha cô nằm trong số các bộ phận thi thể được phát hiện ở lò đốt rác y tế. Đến lúc này, Fasold mới hay tin Bio Care là một doanh nghiệp chuyên buôn bán các bộ phận thi thể người. "Tôi choáng váng khủng khiếp! Tôi và cha sẽ không bao giờ ký tên (hiến xác) nếu biết họ dùng để buôn bán. Cha tôi không đời nào muốn như vậy" - cô bức xúc.

an tren than xac hien tang

Farrah Fasold đau đớn khi biết thi thể của cha cô bị công ty môi giới cắt xẻ và chuyển tới lò đốt rác y tế Ảnh: REUTERS

Trong biên bản ghi nhận hiện trường, một thám tử viết: "Tại nhà kho của Bio Care, giới chức trách tìm thấy ít nhất 127 bộ phận thi thể của 45 người. Tất cả dường như được phân ra thành từng phần bằng một dụng cụ cắt thô sơ như một chiếc cưa xích".

Paul Montano, ông chủ của Bio Care, bị cáo buộc lừa đảo. Tuy nhiên, Montano phủ nhận việc lạm dụng thi thể người và khẳng định mình điều hành công ty với 5 "nhân viên tình nguyện", trong đó có cả cha ông ta. Các công tố viên sau đó rút cáo buộc đối với Montano bởi không thể chứng minh ông ta lừa đảo hay phạm bất cứ tội ác nào khác. Không có luật nào của bang quy định việc xử lý các thi thể hiến tặng hay bảo vệ thân nhân của họ.

Vừa lúng túng vừa tức giận, Fasold gọi điện cho bà Kari Brandenburg, lúc này là công tố viên quận Bernalillo, để chất vấn nhưng bà cũng tỏ ra bất lực. Chuyện xảy ra quá khủng khiếp nhưng luật của bang New Mexico không đề cập hoạt động này. Fasold cũng không biết làm sao chỉ vì những "nạn nhân" như cha cô đã đặt bút ký vào thỏa thuận mà các công ty như Bio Care có quyền chặt thi thể họ ra để bán.

Trong một lần trả lời phỏng vấn gần đây, bà Brandenburg tỏ ra phẫn nộ vì không tìm được luật nào bảo vệ những người như Fasold và cha cô. "Thật quá vô nhân đạo. Điều đó khiến biết bao gia đình bị tổn thương sâu sắc" - cựu công tố viên trăn trở.

Về sau, giới chức địa phương đã thu hồi được các phần thi thể của ông Dillard và trả lại cho gia đình hỏa táng tử tế. Một số được tìm thấy ở lò hỏa táng, số khác ở cơ sở của Bio Care.

Đối tác đặc biệt

Những kẻ hành nghề môi giới thi thể ngày càng len sâu và bám chặt vào ngành công nghiệp tang lễ ở Mỹ. Reuters đã xác định được 62 điểm tổ chức tang lễ dàn xếp làm ăn với giới môi giới buôn bán xác người. Thông qua nhà tang lễ, kẻ môi giới có thể tiếp cận được những "con mồi" tiềm năng. Mỗi vụ, chúng lại quả cho phía tổ chức tang lễ 300-1.430 USD gọi là phí giới thiệu, theo sổ sách của một số công ty môi giới và hồ sơ tòa án.

Khoản tiền này có thể cải thiện thu nhập đối với những người lo liệu đám tang cho các gia đình nghèo khó. Tuy nhiên, mối quan hệ trao đổi như vậy cũng làm gia tăng những xung đột lợi ích tiềm tàng. Bởi lẽ, nó ngầm thúc đẩy các nhà tang lễ khuyến khích thân nhân những người đã khuất cân nhắc việc hiến thi thể dù cho họ không hiểu đầy đủ chuyện gì sẽ xảy ra.

Quan hệ hợp tác giữa bên môi giới và các nhà tang lễ đôi khi có quy mô không hề nhỏ. Năm 2009, chủ các nhà tang lễ Oklahoma, Darin Corbett và Hal Ezzell đã đầu tư 650.000 USD, chiếm 50% cổ phần, vào một công ty khởi nghiệp do các cựu thành viên ban quản trị một công ty môi giới thi thể lớn ở Phoenix lập nên. Theo Reuters, một tờ trình gọi cổ phần đầu tư nói rằng doanh thu 5 năm của công ty mới ước tính khoảng 13,8 triệu USD dựa trên 2.100 thi thể hiến tặng. "Darin và tôi cảm thấy nếu muốn, chúng tôi có khả năng khích lệ những người hiến xác" - ông Ezzell tự tin.

Lạm dụng, báng bổ

Khi một thi thể được hiến tặng, rất ít bang ở Mỹ có quy định về việc mổ xẻ, sử dụng hay quyền của những thân nhân ra sao. Thi thể cũng như các bộ phận có thể mua đi, bán lại qua tay nhiều bên. Do đó, rất khó để theo dõi dấu vết của từng trường hợp.

Năm 2004, trong nỗ lực chấm dứt tình trạng buôn bán thi thể bị thả nổi, một ủy ban y tế liên bang từng kêu gọi chính phủ Mỹ điều chỉnh ngành công nghiệp phức tạp này nhưng bất thành. Từ đó tới nay, hơn 2.357 phần thi thể rơi vào tay những bên môi giới từ ít nhất 1.638 người hiến tặng bị sử dụng trái ý nguyện của họ cũng như người thân, bị lạm dụng hoặc thậm chí bị đối xử theo kiểu có thể gọi là báng bổ.

an tren than xac hien tang Những kẻ buôn xác người

Khi hiến xác cho khoa học, nhiều người Mỹ không ngờ rằng chính họ tự nộp mình cho một thị trường buôn bán nội tạng ...

an tren than xac hien tang Chết não sau tai nạn giao thông, người đàn ông cứu sống ba người bệnh

Sau khi bệnh nhân, gia đình đã đồng ý hiến tặng hiến tặng tim, gan và thận, cứu sống ba người bệnh khác.

Ngày đăng: 09:16 | 22/01/2018

/ nld.com.vn