Ngoài triển khai cho học sinh TPHT 63 tỉnh, thành, chương trình mở rộng đào tạo cho học sinh khối THCS tại 40 tỉnh, tăng 20 tỉnh so với năm trước.
Năm học 2019-2020, chương trình giáo dục "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" sẽ tiếp tục triển khai cho học sinh TPHT của 63 tỉnh, thành và mở rộng đào tạo cho học sinh khối THCS tại 40 tỉnh, tăng 20 tỉnh so với năm học trước bao gồm Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hòa Bình, Phú Thọ, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước...
Để chương trình triển khai hiệu quả, cán bộ quản lý và giáo viên của các Sở GD&ĐT thuộc 20 tỉnh này đã được tập huấn về kiến thức, phổ biến giáo trình cũng như kỹ năng giảng dạy trước khi triển khai giảng dạy trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Theo đó, hoạt động tập huấn diễn ra trong 2 ngày 18 và 20/7.
Ngày 18/7 tại Hà Nội, dành cho giáo viên và cán bộ của các Sở GD-ĐT của 10 tỉnh/thành bao gồm: Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Bình và Quảng Trị.
Ngày 20/7 tại thành phố Đà Lạt, dành cho giáo viên và cán bộ của các Sở GD-ĐT của 10 tỉnh/thành bao gồm: Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Tiền Giang.
Sau các khóa tập huấn, các giáo viên có thể chủ động sáng tạo giáo trình và tổ chức nhiều hình thức giảng dạy để truyền tải bài học tới học sinh một cách sinh động, dễ tiếp thu và gắn với thực tế giao thông ở từng địa phương.
Để đảm bảo hiệu quả của công tác giáo dục an toàn giao thông, song song với công tác giảng dạy, công tác quản lý, giám sát, đánh giá hành vi tham gia giao thông hàng ngày của học sinh là hoạt động quan trọng của nhà trường, với sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh.
|
|
Ông Đỗ Anh Dũng - Chuyên viên chính Vụ Giáo dục trung học giới thiệu chương trình về An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS. |
Chương trình do Vụ Giáo dục trung học, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Cục Cảnh sát giao thông, Honda Việt Nam xây dựng dựa trên tài liệu hiện có về an toàn giao thông của Bộ GD&ĐT và tài liệu giảng dạy an toàn giao thông cho học sinh của Honda Nhật Bản. Kết cấu gồm 5 bài: Khái niệm văn hóa giao thông và những hành vi biểu hiện của văn hóa giao thông; Trật tự an toàn giao thông đường bộ và cách xử lý khi bị tai nạn giao thông; Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ; Đi bộ, ngồi sau xe đạp, xe máy và ngồi trong ô tô an toàn và Cách đi xe đạp, xe đạp điện an toàn.
Sau hai ngày tập huấn tại Hà Nội và Đà Lạt, chương trình sẽ được triển khai đến hết tháng 12/2019 cho khoảng 2,4 triệu học sinh cấp THPT trên toàn quốc và 3,4 triệu học sinh THCS tại 40 tỉnh/ thành.
|
|
Các thầy cô đóng góp ý kiến về nội dung giảng dạy "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai". |
Để đánh giá hiệu quả chương trình giáo dục trong trường học và khuyến khích thầy trò nâng cao chất lượng dạy và học về An toàn giao thông, cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh THCS và THPT mang tên "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" sẽ tổ chức từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2020. Vòng chung kết và lễ trao giải dự kiến tổ chức vào tháng 3/2020.
Với việc tích cực mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo về An toàn giao thông cho học sinh, Honda Việt Nam mong muốn đem đến cho các bạn trẻ những kiến thức và kỹ năng thiết thực góp phần hình thành thói quen, những hành vi, kỹ năng tham gia giao thông văn minh và an toàn để tự bảo vệ bản thân.
|
|
Các thầy cô chia sẻ về phương pháp giảng dạy. |
"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" là chương trình giảng dạy về an toàn giao thông cho học sinh khối trung học do HVN, Vụ Giáo dục Trung học – Bộ GD&ĐT và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp triển khai từ năm 2011 tại 5 tỉnh cho gần 1.300 học sinh lớp 10 và 11. Mục tiêu của chương trình là trang bị cho các em kiến thức về luật giao thông đường bộ cũng như những kỹ năng tham gia giao thông an toàn qua bài học thực tiễn về giao thông, từ đó hình thành trong thế hệ tương lai ý thức tuân thủ luật pháp cũng như luật giao thông.
Qua các năm, chương trình được nhân rộng ra nhiều địa phương. Năm học 2016-2017, chương trình dành cho học sinh THPT triển khai đồng bộ tại 63 tỉnh/thành. Năm học 2018-2019, chương trình đã triển khai đào tạo cho học sinh khối THCS của 20 tỉnh/thành. Tổng cộng trong năm học vừa qua có hơn 2,5 triệu học sinh THPT và hơn 2,2 triệu học sinh THCS tham gia các chương trình giáo dục an toàn giao thông.
Nguy cơ mất an toàn giao thông từ những sân bóng tự phát dưới gầm cầu
Cứ vào chiều tối, tại khu vực gầm cầu vượt Ngã Tư Sở (Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội) lại diễn ra tình trạng nhiều ... |
Sao lại để hãng bia Heineken tài trợ chương trình "Đã uống rượu bia không lái xe"?
Việc UBATGTQG nhận tài trợ 15 tỷ đồng từ Henneken tổ chức sự kiện “Đã uống rượu, bia – không lái xe” khiến dư luận ... |
Phản cảm khi đoàn xe tuyên truyền an toàn giao thông lại vượt đèn đỏ
Ban An toàn giao thông tỉnh Khánh Hòa cho biết sẽ kiểm tra, xác minh đoàn xe tuyên truyền an toàn giao thông vượt đèn ... |
Thế Đan
Ngày đăng: 10:06 | 23/07/2019
/ https://vnexpress.net