Một số loại hoa quả rất phổ biến cũng khiến hơi thở của người sử dụng có  nồng độ cồn cao hơn mức bình thường, có thể khiến người tham gia giao thông bị xử phạt "nhầm" khi Luật Phòng chống Tác hại rượu, bia có hiệu lực. 

1. Quả vải

Quả vải vốn là loại quả chứa lượng đường cao. Khi để bên ngoài một thời gian, loại quả này sẽ xảy ra hiện tượng lên men rượu. Khi ăn vải có lượng đường trên sẽ bám vào khoang miệng, chưa kể lượng cồn trong quả vải rất nhỏ nên không đủ hấp thu vào máu; do đó lúc ăn vào lượng cồn sẽ chuyển hóa qua phổi và khiến hơi thở có mùi cồn. Dù ăn nhiều hay ít, khi kiểm tra máy đo nồng độ cồn vẫn báo có cồn trong khoang miệng sau khi ăn vải.

Quả vải. Ảnh: T.H

 2. Nho, sầu riêng, dứa, táo, chuối, xoài...

Không chỉ vài mà nhiều loại trái cây khác như nho, sầu riêng, dứa, táo, chuối, xoài... khi ăn vào cũng khiến hơi thở có cồn. Thông thường, các loại quả này khi để một thời gian dài ngoài môi trường sẽ sinh ra mùi cồn đặc trưng, thậm chí qua thời gian dài sẽ chuyển hóa thành axit có mùi chua.

 

Một số loại hoa quả dễ lên men. Ảnh: T.H

3. Một số loại siro cảm cúm, dung dịch sát trùng, viên sát trùng miệng, họng hay thuốc uống khi lên men khi vào cơ thể cũng khiến hơi thở có cồn.

Uống siro cũng sẽ có cồn trong hơi thở. Ảnh: T.H

 4. Socola

Ăn nhiều socola có thể có nồng độ cồn trong hơi thở. Ảnh: T.H

5. Một số thức ăn nguồn gốc tinh bột, đường, nếu bảo quản không tốt, tồn lưu dài thì cũng có thể lên men.

Một số loại thức ăn nguồn gốc tinh bột. Ảnh: T.H

 

Một số loại hoa quả rất phổ biến cũng khiến hơi thở của người sử dụng có nồng độ cồn cao hơn mức bình thường, có thể khiến người tham gia giao thông bị xử phạt "nhầm" khi Luật Phòng chống Tác hại rượu, bia có hiệu lực. 

H.Giang

 

 

Ngày đăng: 07:49 | 04/01/2020

/ laodong.vn