Tuyến đường sắt Ladakh - New Delhi khi hoàn thành dài tổng cộng 465 km, điểm cao nhất nằm trên mực nước biển 5.360 mét.
Đường sắt cao nhất thế giới hiện tại thuộc về tuyến Thanh - Tạng ở Trung Quốc. Ảnh: Korenix. |
Tổng công ty Đường sắt Ấn Độ phê duyệt kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt cao nhất thế giới chạy dọc biên giới Ấn Độ - Trung Quốc, giúp kết nối thủ đô New Delhi với vùng Ladakh, India Times hôm 26/10 đưa tin. Điểm cao nhất của công trình sẽ nằm ở độ cao 5.360 mét so với mực nước biển.
Tuyến Ladakh - New Delhi ước tính có chi phí xây dựng lên tới 11,3 tỷ USD. Theo khảo sát địa điểm giai đoạn đầu, công trình sẽ dài tổng cộng 465 km, gồm 124 nhịp cầu chính, 396 nhịp cầu nhỏ và 74 đoạn chui hầm chiếm hơn một nửa tổng chiều dài dự án.
Công trình đi qua hàng loạt địa điểm quan trọng giữa New Delhi và Ladakh như Sundernagar, Mandi, Manali, Keylong, Koksar, Darcha, Upshi và Karu. Theo kế hoạch, sẽ có tất cả 30 ga trên toàn tuyến, trong đó Keylong là ga đường sắt đầu tiên ở Ấn Độ được xây dựng bên trong đường hầm ở độ cao 3.000 mét.
Khi hoàn thành, tuyến đường sắt cao nhất thế giới này sẽ cho phép tàu chạy với tốc độ 75 km/h, giúp giảm thời gian đi lại giữa New Delhi và Ladakh từ 40 giờ xuống chỉ còn 20 giờ. Bản báo cáo chi tiết dự án sẽ được công bố khi giai đoạn khảo sát cuối cùng hoàn tất trong 30 tháng nữa.
Vì sao lại khởi động dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam? Năm 2010, dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam được coi là bước đột phá của Việt Nam đã không được Quốc hội ... |
Tuyến đường sắt xuyên biển kỳ lạ ở châu Âu Tuyến đường sắt trên biển Hindenburg là công trình vĩ đại giữa biển khơi của người Đức. Hàng ngày, hơn 100 chuyến tàu hỏa đi ... |
https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/an-do-sap-xay-duong-sat-cao-nhat-the-gioi-3832179.html
Ngày đăng: 18:24 | 01/11/2018
/ VnExpress