Mỹ muốn Ấn Độ từ bỏ thỏa thuận mua S-400 với Nga, thậm chí có những đe dọa trừng phạt, tuy nhiên New Delhi đã bỏ qua những cảnh báo này.
Ngày 6/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định New Delhi sẽ mua các hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất bất chấp nguy cơ trừng phạt của Mỹ.
“Những nguy cơ từ việc Mỹ trừng phạt vẫn luôn hiện hữu. Hiện Ấn Độ cũng đang thảo luận với chính phủ Mỹ cũng như Quốc hội Mỹ về vấn đề của Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA)”- người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ nhấn mạnh: "Hợp tác quốc phòng với Mỹ là một thành phần quan trọng trong chiến lược của chúng tôi. Và nó cũng giống như hợp tác giữa Ấn Độ và Nga.
Ấn Độ là một quốc gia có chủ quyền, trung lập và theo đuổi quan điểm không liên kết. Chúng tôi có vị thế và tiềm lực để có thể đưa ra các quyết định của mình và không sợ hãi trước những tác động từ bên ngoài".
Tổ hợp tên lửa S-400 trong một cuộc duyệt binh qua Quảng trường Đỏ của Nga
Ấn Độ và Nga đã ký thỏa thuận sơ bộ về việc Moscow sẽ cung cấp cho New Delhi các tổ hợp phòng không hiện đại S-400 với tổng trị giá hợp đồng lên tới 5 tỷ USD từ năm 2018. Tuy nhiên hai quốc gia vẫn chưa thể thông qua bởi những cân nhắc từ phía Ấn Độ.
Một trong những nguyên nhân khiến quốc gia Ấn Độ Dương này phải cân nhắc do phía Mỹ đã đưa ra nhiều tác động. Hồi cuối năm 2018, Tổng thống Donald Trump đề đạt Ấn Độ dừng hợp tác với Nga, đổi lại, ông Trump sẽ cấp cho quốc gia này quyền hạn đặc biệt được tiếp cận với danh sách vũ khí Mỹ tương đương với một đồng minh NATO.
Điều này đồng nghĩa với việc Ấn Độ có thể mua mọi loại vũ khí của Mỹ mà không chịu giới hạn nào về danh sách chủng loại hay mục đích sử dụng. Mỹ và Ấn Độ cũng đã liên lạc với nhau trong một kế hoạch mua nhiều loại tên lửa, bom dẫn đường thông minh và thậm chí là tiêm kích F-35.
Tuy nhiên, việc Ấn Độ lưỡng lự đã khiến Washington đi thêm một nước cờ mạo hiểm khi giới chức Nhà Trắng viện dẫn đạo luật CAATSA và đe dọa sẽ trừng phạt New Delhi nếu họ tiếp tục mua S-400 và hợp tác quân sự với Nga.
Hồi tháng tư vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ lúc này là Nirmala Sitharâmn đã bày tỏ hy vọng rằng New Delhi sẽ tránh được các lệnh trừng phạt khi mua S-400 của Nga nhưng vẫn đảm bảo mua nhiều tỷ USD vũ khí từ Mỹ.
Song giới phân tích cho rằng mối quan hệ giữa Washington và New Delhi đã xấu đi trầm trọng kể từ khi Mỹ loại Ấn Độ ra khỏi chương trình thuế quan đặc biệt GSP.
"Đây là một đòn đánh nặng vào quan hệ hai nước, Mỹ muốn thể hiện vị thế nước lớn của họ và quen áp đặt người khác, đặc biệt từ thời Tổng thống Trump nắm quyền. Nhưng Ấn Độ là một quốc gia khôn khéo, và rất mạnh mẽ. Họ đã nhường nhịn Mỹ, nhưng họ không sợ hãi trước các sức ép" - John Keagan, chuyên gia về quan hệ quốc tế Viện Thái Bình Dương của Australia nhận định.
"Bây giờ, Ấn Độ sẽ đáp trả Mỹ theo nhiều cách. Họ sẽ tiếp tục mua S-400 của Nga là điều dễ hiểu, họ cũng có thể tiếp tục mua dầu Iran, Venezuela... thậm chí, họ sẽ không còn mua vũ khí của Mỹ nữa. Ở đây chúng ta đang nói đến những hợp đồng hàng tỷ USD" - ông Keagan nhấn mạnh.
Thổ Nhĩ Kỳ nhượng bộ Mỹ vì S-400 Chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ sẽ được bố trí ở Thổ Nhĩ Kỳ bên ngoài khu vực hoạt động của hệ ... |
Putin từ chối bán 'rồng lửa' S-400 cho Iran Iran đề nghị Nga bán hệ thống phòng không S-400 nhưng bị từ chối do Moskva lo ngại căng thẳng Trung Đông leo thang. |
Ngày đăng: 09:02 | 09/06/2019
/