Theo Sputnik, Không quân Ấn Độ sắp nhận những tên lửa hành trình BrahMos A - phiên bản mang đầu đạn đặc biệt ngay trong đầu năm 2018.
Thông tấn Nga cho biết, những tên lửa hành trình này sẽ là bản đối đất và có thể mang đầu đạn đạn hạt nhân chứ không phải biến thể chống hạm thông thường. Ông Alexander Maxichev - Phó chủ tịch công ty liên doanh BrahMos cho biết tên lửa đầu tiên sẽ được giao ngay trong tháng 3/2018:
"Không quân Ấn Độ đã ký hợp đồng mua các tên lửa hành trình BrahMos, quá trình giao hàng sẽ bắt đầu từ tháng 3/2018 để trang bị trên khoảng 50 tiêm kích đa năng Su-30MKI", ông Maxichev phát biểu.
Tiêm kích Su-30MKI phóng tên lửa BrahMos-A. |
Công việc giao hàng sẽ bắt đầu ngay sau khi hai bài thử nghiệm cuối cùng, khi tên lửa BrahMos-A được phóng đi từ tiêm kích Su-30MKI vào mục tiêu trên đất liền và trên biển. Các bài kiểm tra sẽ được tiến hành trong mấy ngày tới đây. Hiện tại Không quân Ấn Độ sở hữu những chiếc Su-30MKI đã được gia cố khung thân để mang vũ khí đặc biệt trên.
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos là sản phẩm hợp tác giữa Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng của Ấn Độ (DRDO) với NPO Mashinostroyeniya của Nga, tên gọi của nó được ghép từ hai con sông Brahmaputra và Moskva.
BrahMos có vận tốc tối đa Mach 2,9, tầm bắn 300 km (tương lai sẽ được nâng lên gần 600 km), nó có thể trang bị đầu đạn thường nặng 200 kg, nhưng mới đây New Delhi cho biết họ sẽ tích hợp cả đầu đạn hạt nhân cho phiên bản đối đất.
Tên lửa BrahMos-A là sản phẩm sửa đổi từ biến thể triển khai trên tàu hải quân và trên đất liền, trọng lượng của nó được giảm xuống còn 2,5 tấn từ mức 3 tấn ban đầu nhưng vẫn yêu cầu máy bay Su-30MKI phải gia cường trục, giá treo để có thể tích hợp.
Nhằm tiết kiệm kinh phí nâng cấp tiêm kích Su-30MKI cũng như tìm cách xuất khẩu BrahMos sang các thị trường tiềm năng, Ấn Độ đã chế tạo biến thể BrahMos-M (BrahMos Mini) có trọng lượng phóng chỉ 1.500 kg, đủ để tích hợp lên các thế hệ chiến đấu cơ Sukhoi cũ mà không phải điều chỉnh.
Việc Ấn Độ trước mắt trang bị tên lửa BrahMos-A cho 50 tiêm kích Su-30MKI cải tiến, đồng thời tuyên bố lắp đầu đạn hạt nhân cho chúng theo các chuyên gia chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc phải giật mình, vì số tiêm kích này được triển khai chủ yếu ở biên giới.
Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng trong tương lai rất gần, Ấn Độ còn làm điều tương tự với các phiên bản BrahMos thông thường hay cả phiên bản thu nhỏ BrahMos-M.
Trước kế hoạch tiếp nhận BrahMos-A với đầu đạn hạt nhân của Ấn Độ, Trung Quốc cũng đã hé lộ về chương trình vũ trang đặc biệt cho Su-35 của mình. Theo tuyên bố của Bắc Kinh, khi nước này trang bị đầy đủ tiêm kích Su-35 mua từ Nga, những tiêm kích này sẽ được trang bị loại vũ khí cỡ nhỏ mang đầu đạn hạt nhân để tạo nên thế cân bằng trong khu vực.
Tổng thống Putin gửi thông điệp mang "sức nặng hạt nhân" tới Mỹ Những câu nói đanh thép trong bài phát biểu của ông Putin cho thấy sự sẵn sàng của Nga để chấm dứt quyền bá chủ ... |
Trung Quốc ngáng đường Mỹ trừng phạt Triều Tiên Trung Quốc đã trì hoãn yêu cầu của Mỹ tại một ủy ban Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) về việc thêm 33 ... |
Ngày đăng: 14:07 | 03/03/2018
/ Báo Đất Việt