Những tài liệu mới tiết lộ cho thấy, Nữ hoàng Elizabeth II không hề biết rằng bà từng thoát khỏi một âm mưu ám sát trong một chuyến thăm đến New Zealand vài chục năm trước.
Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thân Philip thăm Wellington, New Zealand vào tháng 10/1981. |
Ngày 14/10 /1981, Nữ hoàng Elizabeth II bước ra khỏi chiếc Rolls-Royce ở thành phố Dunedin, New Zealand để chào đón hàng nghìn người trong một cuộc diễu hành hoàng gia.
Khi đó, Nữ hoàng không hề biết rằng mình vừa thoát khỏi một vụ ám sát mà nếu tay súng ra tay thành công, điều này sẽ gây nên một cuộc khủng hoảng chấn động với những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, theo tờ The Daily Beast.
Nữ hoàng Elizabeth II đã đến thăm New Zealand sau cuộc họp của lãnh đạo Khối thịnh vượng chung ở Melbourne, Australia và bị bắn bởi một thanh niên có vấn đề về tâm thần có tên Christopher John Lewis.
Tài liệu bí mật về vụ việc này đã bị giấu kín suốt 37 năm và chỉ mới được tiết lộ trong tuần này. Các nhà chức trách New Zealand khi đó đã rất lúng túng trong việc che giấu âm mưu ám sát khi tuyên bố tiếng súng vang lên trong cuộc diễu hành chỉ là một bảng hiệu rơi xuống đường.
Theo hồ sơ từ Cơ quan Tình báo An ninh (SIS) New Zealand, Christopher John Lewis đã bắn vào đoàn xe của Nữ hoàng Anh Elizabeth II từ phòng vệ sinh trên tầng 5 một tòa nhà nhìn xuống đoàn diễu hành hoàng gia. Lewis đã bắn trượt và không bị buộc tội cố ý giết người nhưng bị bắt vì sử dụng vũ khí bất hợp pháp.
Vụ ám sát Nữ hoàng Anh đã bị giấu kín trong hơn một thập kỷ trước khi giới truyền thông New Zealand bắt đầu bàn tán về nó vào giữa những năm 90. Chỉ đến tháng 3/2018, nhà báo Hamish McNeilly tiếp cận thành công các tài liệu mật của SIS và xác nhận vụ ám sát là có thật.
Bản sao tài liệu được cung cấp cho CNN mô tả tay súng Lewis được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần hoang tưởng, hành động nhân danh cái gọi là "Quân Du kích Hoàng gia Quốc gia", với sự trợ giúp của "hai người bạn hư cấu” có tên “Người Tuyết” và “Gấu Bắc cực”.
Kế hoạch ám sát
Một bài báo của New Zealand nói về vụ ám sát bị giấu kín. |
Theo các tài liệu và bài viết của nhà báo McNeilly, vào sáng 14/10, Lewis bấy giờ vẫn đang học trung học, đạp xe đến tòa nhà 7 tầng Adams Building. Tòa nhà này được lựa chọn vì tầm nhìn của nó soi xuống con đường nơi đoàn xe Nữ hoàng đi qua ở thành phố Dunedin, phía Nam New Zealand.
Trên tầng 5, từ bên trong một phòng vệ sinh, Lewis dựng khẩu súng trường lấy trộm đặt lên bệ cửa sổ và đợi chiếc Rolls Royce của Nữ hoàng tiếp cận một đám đông bên ngoài Bảo tàng Otago.
Khi Nữ hoàng bước ra khỏi xe cùng với chồng là Hoàng thân Philip, Lewis bóp cò.
Tuy nhiên, viên đạn không trúng vào bất kỳ mục tiêu nào và mọi thứ vẫn tiếp diễn như không có chuyện gì xảy ra. Một báo cáo của cảnh sát được giải mật cho biết sự lựa chọn địa điểm bắn không tốt đã khiến cho vụ ám sát thất bại, trong khi Nữ hoàng lại xuất hiện chớp nhoáng chỉ trong khoảng 8 giây.
"Đường bay của viên đạn dường như hướng lên phía trên đám đông thay vì bắn xuống đường”, báo cáo nhận định.
Lewis, dù mới 17 tuổi nhưng đã sớm có tên trong hồ sơ cảnh sát vì những thành tích bất hảo. Thanh niên này bị bắt một tuần sau đó do liên quan đến một vụ cướp có vũ trang, cùng với hai kẻ đồng lõa. Khẩu súng thu được từ tòa nhà Adams Building nhanh chóng được điều tra là có liên quan đến Lewis.
"Không thể buộc tội Lewis bằng bất cứ tội danh nào ngoài việc sở hữu/xả súng bất hợp pháp”, báo cáo của cảnh sát cho biết. “Lewis ... sống trong một thế giới đầy mơ mộng và bị ảnh hưởng vì đọc nhiều các tạp chí như Gun Ho chuyên về thiết bị quân sự, chiến thuật và chiến đấu du kích".
Một báo cáo sau đó, do SIS soạn thảo năm 1997 kết luận: "Lewis thực sự có ý định ám sát Nữ hoàng".
Che giấu
Báo cáo của SIS khẳng định Lewis thực sự muốn ám sát Nữ hoàng Anh. |
Mặc dù cảnh sát tại hiện trường và một số nhân chứng đã nhận ra tiếng súng của Lewis, nhưng câu chuyện chính thức lại nhanh chóng được biến tấu hoàn toàn khác.
"Hầu hết các phương tiện truyền thông đều tưởng rằng tiếng ồn này là tiếng pháo hoa”, báo cáo từ cảnh sát cho hay. Nhiều phóng viên khác còn đinh ninh rằng tiếng động là do một tấm bảng hiệu rơi xuống đất.
Vì nhiều lý do ở trên mà cuối cùng New Zealand đã giảm tội danh của Lewis từ phản quốc – phải chịu tử hình vào thời điểm đó – xuống còn tội danh gần như không quá nghiêm trọng là sở hữu và xả súng bất hợp pháp.
Phía cảnh sát bày còn lo ngại rằng khi Lewis đến tòa án vì tội danh đó, cánh phóng viên có thể liên tưởng ngay đến “vụ việc có liên quan đến chuyến thăm của Nữ hoàng".
Câu chuyện chính thức bắt đầu được hé lộ trong những năm 1990, khi một số nhân vật trong cuộc điều tra bắt đầu lên tiếng với truyền thông, đặc biệt là nội dung của cuốn sách Coverups and Copouts của cảnh sát nghỉ hưu Tom Lewis, xuất bản năm 1998.
Phương tiện truyền thông vào thời điểm đó mô tả Lewis là một "kẻ chống hoàng gia", cho biết nỗ lực giấu kín vụ ám sát Nữ hoàng vì sợ điều này sẽ ảnh hưởng đến các chuyến thăm của hoàng gia Anh trong tương lai.
Đôi nét về nhân vật Christopher John Lewis
Sau vụ ám sát, Lewis bị kết án 3 năm tù giam vì tội tàng trữ vũ khí và bị luân chuyển liên tục từ một trung tâm giam giữ thanh thiếu niên đến các bệnh viện tâm thần khác nhau.
Sau khi được phóng thích năm 1985, Lewis bị bắt vì tội trộm cắp và bị kết án 8 năm tù. Tiếp tục ra tù vào năm 1992, Lewis lại ngựa quen đường cũ và quay trở lại buồng giam vì cướp ngân hàng.
Năm 1995, khi 31 tuổi, Lewis được trả tự do khi chuyến viếng thăm của Nữ hoàng đến thủ đô Auckland chuẩn bị diễn ra.
"Lewis tuyên bố mình đã hoàn toàn thay đổi", một bản báo cáo được giải mật cho biết. Tuy nhiên, cảnh sát tỏ ra hoài nghi vì những hành vi tâm thần của tên này trong quá khứ. Họ có ý định giữ liên lạc hàng ngày trong thời gian Nữ hoàng Anh ở thăm Auckland".
Lewis sau đó bị Chính phủ gửi đến đảo Great Barrier, ngoài khơi bờ biển phía Bắc nước này.
"Đó là một kì nghỉ tuyệt vời và không phải lúc nào bạn cũng có hẳn 10 ngày để đi khỏi Auckland. Dĩ nhiên là tôi muốn bắn ai đó... Nó chỉ là một nhiệm vụ đơn giản khi chỉ cần bay về Auckland và ra tay”, Lewis viết trong tự truyện.
Một năm sau, Lewis tiếp tục con đường bạo lực và có hành vi giết người. Tay súng này bị buộc tội giết chết Tanya Furlan, người mẹ 3 con sống ở Auckland và bắt cóc một trong số những đứa trẻ.
Lewis đã tự tử trong phòng giam vào ngày 23/9 /1997 trong khi chờ xét xử.
Vì sao du khách đến Anh không nên "nghịch dại" khi gặp thiên nga
Thiên nga được coi là loài chim quyền lực nhất nước Anh, khi chúng được đích thân Nữ hoàng bảo hộ. |
Nữ hoàng Anh lần đầu tiết lộ bí mật hoàng gia
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hiếm và riêng tư, Nữ hoàng Anh đã tiết lộ về “hành trình khủng khiếp“ mà bà phải ... |
Khám phá bên trong nơi ở xa hoa của Nữ hoàng Anh
Cung điện Buckingham là thành phố London là nơi ở chính thức của Nữ hoàng và các thành viên của hoàng gia Anh. |
Ngày đăng: 21:30 | 06/03/2018
/ Người đưa tin