Các công ty bảo hiểm và luật sư của con tàu không đồng ý số tiền bồi thường vì cho rằng quá cao và thiếu giải thích chi tiết.

Một tòa án Ai Cập vừa ra phán quyết yêu cầu chủ tàu Nhật Bản Shoei Kisen Kaisha, phải bồi thường 900 triệu USD cho sự cố tàu Ever Given mắc cạn ở kênh đào Suez tháng trước. Khoản bồi thường này đã bao gồm tiền bảo trì và chi phí của chiến dịch cứu hộ.

Trước đó, một chiến dịch cứu hộ quốc tế đã làm việc suốt ngày đêm để giải cứu con tàu mắc cạn, gây tắc nghẽn tuyến đường thủy quan trọng của thế giới. Tàu Ever Given nổi trở lại vào ngày 29/3 và được di chuyển đến Great Bitter Lake gần đó để được kiểm tra và sửa chữa. Đồng thời, nhà chức trách Ai Cập cũng giữ tàu này gần một tuần để chờ giải quyết tranh chấp về thiệt hại tài chính, theo hãng thông tấn Al Ahram.

Shoei Kisen Kaisha cho biết các công ty bảo hiểm và luật sư đang nghiên cứu yêu cầu bồi thường. Họ từ chối bình luận thêm về vấn đề này.

Ai Cập yêu cầu chủ tàu Ever Given đền 900 triệu USD
Tàu Ever Given khi đang được giải cứu hôm 24/3. Ảnh: AP.

UK Club là công ty bảo hiểm của Ever Given đối với một số trách nhiệm pháp lý của bên thứ ba, nhưng không phải là đơn vị bảo hiểm cho chính con tàu hoặc hàng hóa. Họ cho biết hôm 13/4 rằng đã phản hồi yêu cầu bồi thường 916 triệu USD từ Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) và đặt câu hỏi về cơ sở của số tiền này.

"Bất chấp yêu cầu bồi thường lớn và thiếu cơ sở, chủ sở hữu và công ty bảo hiểm con tàu vẫn thương lượng một cách thiện chí với SCA. Ngày 12/4, một đề xuất bồi thường hào phóng và được cân nhắc cẩn thận đã được gửi đến SCA", UK Club cho biết trong một thông báo.

Hãng tiếp tục giữ quan điểm số tiền yêu cầu bồi thường hiện tại là không hợp lý. Công ty cho rằng SCA không đưa ra giải thích chi tiết cho khoản bồi thường, bao gồm 300 triệu USD "tiền thưởng cho hoạt động cứu hộ" và 300 triệu USD "đền bù danh tiếng".

"Việc mắc cạn không gây ô nhiễm và không có thương tích nào được ghi nhận. Con tàu đã nổi trở lại sau 6 ngày và kênh đào Suez nhanh chóng nối lại hoạt động. SCA cũng không gửi kèm yêu cầu bồi thường của dịch vụ cứu hộ chuyên nghiệp", UK Club lập luận.

SCA cho biết hàng hóa trên tàu Ever Given vẫn sẽ bị tạm giữ cho đến khi tranh chấp bồi thường được giải quyết xong. Hơn 400 con tàu đã không thể đi qua Suez khi Ever Given mắc cạn hôm 23/3. Nguyên nhân của vụ mắc cạn vẫn đang được các nhà chức trách Ai Cập điều tra.

Phiên An (theo CNN)

Doanh nghiệp Việt thiệt hại ra sao sau sự cố Ever Given Doanh nghiệp Việt thiệt hại ra sao sau sự cố Ever Given

Hiệu ứng domino với chuỗi cung ứng toàn cầu qua kênh Suez, trong đó có Việt Nam sau sự cố tàu Ever Given, còn có ...

Người thắng - kẻ thua trong sự cố kênh đào Suez Người thắng - kẻ thua trong sự cố kênh đào Suez

Cộng đồng chủ tàu của Hy Lạp, kiểm soát hơn một phần năm đội tàu buôn viễn dương trên thế giới, đang nhìn thấy cơ ...

Tàu Ever Given tiếp tục chắn ngang kênh đào Suez Tàu Ever Given tiếp tục chắn ngang kênh đào Suez

Gió mạnh khiến tàu hàng Ever Given tiếp tục chặn ngang kênh đào Suez vài giờ sau khi giới chức Ai Cập tuyên bố chiến ...

Lý giải cú đâm của tàu Ever Given dưới góc độ kinh tế Lý giải cú đâm của tàu Ever Given dưới góc độ kinh tế

Vì tiết kiệm chi phí vận chuyển cho mỗi container, những con tàu hàng ngày càng to nhưng lại dễ bị dính "hiệu ứng bờ" ...

Ngày đăng: 11:18 | 14/04/2021

/ vnexpress.net