Đó là các tuyến phố Nguyễn Trãi, Xuân Thủy, Giải Phóng, Nguyễn Văn Cừ, Lê Văn Lương, Trần Duy Hưng.
Sở GTVT Hà Nội đang hoàn thiện Đề án Phân vùng hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới dừng hoạt động của xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030.
Báo Dân trí dẫn nội dung đề án này cho biết, trước khi cấm xe máy hoạt động trong trung tâm thành phố vào năm 2030, TP Hà Nội dự kiến thí điểm cấm xe máy theo giờ từ thứ 2 đến thứ 6 trên các trục đường hướng tâm có đủ phương tiện công cộng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo đó, vào giờ cao điểm, xe máy sẽ bị cấm hoạt động trên tuyến đường Nguyễn Trãi (ưu tiên xe buýt) đoạn từ vành đai 3 đến đường Láng vào năm 2019-2020.
Tuyến Xuân Thủy-Cầu Giấy, sau khi tuyến đường sắt đô thị 3A đi vào hoạt động (dự kiến sau 2020), xe máy cũng bị cấm vào giờ cao điểm.
Hà Nội nghiên cứu cấm xe máy theo giờ trên 6 tuyến phố
Ngoài ra, TP Hà Nội cũng dự kiến nghiên cứu thí điểm cấm xe máy trên một số tuyến phố như Giải Phóng (đoạn từ giao vành đai 3 đến Đại Cồ Việt), đường Nguyễn Văn Cừ (từ cầu vượt Long Biên đến cầu Chương Dương), đường Lê Văn Lương (giao vành đai 3 đến đường Láng) và tuyến Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh.
Để tiến tới cấm xe máy hoạt động trong nội thành, TP Hà Nội cũng nghiên cứu việc không đăng ký xe máy mới ở các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ vào năm 2020.
Sau thời gian thí điểm không đăng ký xe máy mới tại các quận nội thành vào năm 2020, TP Hà Nội sẽ mở rộng sang các quận Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân và huyện Gia Lâm, Đông Anh năm 2025.
Tại Hội nghị giao ban báo chí thường kỳ do Thành ủy Hà Nội tổ chức ngày 19/3, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội khẳng định, để chống ùn tắc giao thông phải lựa chọn một số phương tiện để giảm hoạt động. Từ năm 2013, Hà Nội đã phân vùng, hạn chế sự hoạt động của ô tô tại nhiều khu vực. Gần đây, thành phố tiếp tục hạn chế sự phát triển của phương tiện taxi, đặc biệt là taxi công nghệ.
"Xe máy chỉ là một trong những phương tiện bị hạn chế. Đề án nêu toàn diện tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ đều bị hạn chế, quản lý với những chính sách riêng. Sở GTVT đang nghiên cứu để xây dựng lộ trình thực hiện. Dù là chủ trương đúng nhưng đây là việc làm khó. Sở đưa ra không phải để gây khó cho người dân mà để cùng bàn bạc, có lộ trình thực hiện", ông Viện nói.
Người đứng đầu Sở GTVT Hà Nội cũng nhấn mạnh, nguyên tắc của Đề án là dù hạn chế ở khu vực nào thì khu vực đó phải bảo đảm đáp ứng được nhu cầu vận chuyển công cộng cho người dân.
Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết, giai đoạn 2019-2020 sẽ nghiên cứu xây dựng Đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi đề án được phê duyệt, thành phố sẽ công khai lộ trình thực hiện và triển khai tiếp các bước thực hiện.
Đường phố Myanmar ách tắc, tràn ngập xe hơi sau 16 năm cấm xe máy
Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, đã thực hiện chính sách cấm xe máy từ năm 2003. Đến đây, bạn sẽ thấy một khung cảnh ... |
Cấm xe máy vì không "lịch sự" bằng ô tô?
Xe máy là phương tiện làm lợi cho TP chứ không gây thiệt hại như một số ý kiến cho rằng xe máy gây thiệt ... |
Ngày đăng: 14:29 | 20/03/2019
/ http://baodatviet.vn