Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tin rằng kinh tế thế giới, đặc biệt là kinh tế châu Á sẽ phát triển mạnh nếu quốc gia này quay về vị thế vốn có của mình.

50% tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ do hai quốc gia châu Á này thúc đẩy
Pierre-Olivier Gourinchas, Nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

Tiềm năng của các quốc gia châu Á

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ This Week in Asia, Pierre-Olivier Gourinchas, nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tin rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ở châu Á. Ông cho rằng hoạt động kinh tế của đất nước tỷ dân sẽ sớm phục hồi và phát triển trở lại, đặc biệt là gia tăng hoạt động du lịch. 

chuyen-gia-imf-jpeg-1658881915-1512-1658881980.jpg
Pierre-Olivier Gourinchas, Nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Kristalina Georgiev cũng nhận định rằng việc Trung Quốc xoay trục khỏi chính sách “Zero-COVID” chính là yếu tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng toàn cầu trong năm 2023. Việc đất nước này mở cửa trở lại thậm chí còn được cho là biện pháp hữu hiệu giúp rút ngắn thời kỳ suy thoái của Anh khi khách du lịch chi tiêu cao quay trở lại.

Trong một báo cáo được công bố gần nhất, đại diện IMF nói rằng kinh tế toàn cầu sẽ ở mức 2,9% trong năm nay, tăng thêm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. IMF cũng dự kiến Trung Quốc sẽ ghi nhận mức tăng trưởng GDP là 5,2% vào năm 2023. 

Báo cáo cũng thể hiện rằng các thị trường mới nổi của châu Á, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay, với kỳ vọng rằng nền kinh tế của hai quốc gia đông dân nhất thế giới sẽ chiếm 50% tổng tăng trưởng. “2023 sẽ là năm mà động lực phát triển chính của kinh tế thế giới đến từ châu Á”, Gourinchas nói. 

Ấn Độ hiện cũng đang là quốc gia được kỳ vọng sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào năm 2030 nếu tập trung chuyển dịch sản xuất, số hóa, chuyển hóa năng lượng và nâng cấp ngành dịch vụ. 

india-smart-cities-1280x720-1519876049648-1-0-720-1280-crop-1519876058738.jpg
Ấn Độ được kỳ vọng sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới

Quốc gia này cũng có thể đạt được kỳ vọng sớm kỳ hạn nếu đẩy mạnh các hoạt động đầu tư vào sản xuất và vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng phát triển và đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tiên tiến là vấn đề cần lưu tâm.

Cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát 

Ở châu Á, một thách thức vô cùng quan trọng đối với các chính phủ sẽ là cân bằng giữa lạm phát và tăng trưởng. Ông Gourinchas chỉ ra rằng một số nền kinh tế trong khu vực, ví dụ như Hàn Quốc đã chứng kiến tình trạng giá cả tăng vọt ngay cả khi các ngân hàng trung ương đã kiên quyết thắt chặt chính sách tiền tệ của họ.

han-quoc-705.jpeg
Hàn Quốc chứng kiến tình trạng giá cả tăng vọt

Ông nói: “Việc thắt chặt chính sách tiền tệ này đang bắt đầu thể hiện những tác động cụ thể nhưng nó vẫn chưa đưa lạm phát trở lại mức mà các ngân hàng trung ương có thể chấp nhận được”. 

Giá tiêu dùng của Hàn Quốc đã tăng 5,1% vào năm 2022, so với một năm trước đó. Lạm phát toàn phần của Singapore cũng đạt mức trung bình là 6,1% trong năm ngoái. 

Gourinchas cho rằng kinh tế quốc gia có thể gặp thêm rủi ro nếu các nước không có các biện pháp hiệu quả. “Họ cần tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ theo kiểu thắt chặt cho đến khi lạm phát đi xuống”, ông nói. Bên cạnh đó, nhà kinh tế trưởng của IMF cũng cảnh báo rằng khi Trung Quốc mở cửa và phục hồi trở lại, giá dầu thế giới có thể sẽ tăng mạnh. 

Châu Á đang là khu vực tiềm năng. Ngay cả khi các công ty công nghệ toàn cầu tiếp tục cắt giảm nhân sự, kể cả ở một số thị trường châu Á thì điều này cũng không đáng lo ngại. 

Tổng hợp

 

Ngày đăng: 09:25 | 02/02/2023

/